Ban Trị Sự tỉnh: Khai kinh khánh đản PL: 2562

"Ta ca vang, ta ca vang 
Ca khúc mừng ngày đản sanh. 
Hôm nay đây, hôm nay đây 
Hoa lá đón mừng bóng ngài..."

Mỗi năm đến ngày Lễ Phật đản, người con Phật đều ôn lại lịch sử của Đức Bổn sư để chiêm nghiệm và hành trì. Từ khi Đức Bổn sư nhập Niết-bàn cho đến nay, hàng trăm nghìn quyển sách, thơ ca, huyền thoại đã được sáng tác để ca ngợi Ngài. Nhưng tất cả mọi lời tán thán, ca ngợi dù cho hay đẹp đến đâu, cũng không thể ca ngợi hết con người hoàn thiện đó. Bởi vì, sự hoàn thiện của Ngài đến mức nhân loại đã suy tôn là bậc thầy của Trời và loài Người, là bậc tôn quý nhất trên đời.

 

Trong hình ảnh có thể có: 5 người, bao gồm Thanh Tú, mọi người đang ngồi và trong nhà

 

Trong hình ảnh có thể có: 9 người, bao gồm Huỳnh Thị Thu Hiền, mọi người đang đứng và đám cưới

 

Trong hình ảnh có thể có: 3 người, bao gồm Thích Quảng Thức, mọi người đang đứng và ngoài trời

Cung nghinh chư tôn Đức quang lâm

 

Trong hình ảnh có thể có: 1 người

 

Vào tối ngày mồng 8 tháng 4 năm Mậu Tuất (nhằm ngày 22/5/2018) tại Lễ đài chính của Phật Giáo Bình Định, Ban Trị Sự GHPGVN tỉnh Bình Định long trọng trang nghiêm cử hành nghi lễ khai kinh khánh đản, khởi động tuần lễ Phật Đản PL: 2562. 

 

Trong hình ảnh có thể có: 3 người, mọi người trên sân khấu và mọi người đang đứng

 

Quang lâm chứng minh và tham dự: Hòa Thượng Thích Nguyên Phước - UVTT. HĐTS, Trưởng Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Bình Định, Hòa Thượng Thích Nguyên Điền - Giáo phẩm Phật Giáo Bình Định, Thượng tọa Thích Đồng Quả - Phó Trưởng Ban Trị sự kiêm Trưởng Ban Nghi Lễ Phật Giáo Bình Định, Đại đức Thích Đồng Thành - UV. HĐTS, Phó Trưởng Ban Thường Trực Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Bình Định cùng chư tôn đức thành viên Ban Trị sự tỉnh, Ban Trị sự huyện - thị xã - thành phố, trú trì các tự viện trong tỉnh và đông đảo chư thiện tín Phật Tử.

 

Trong hình ảnh có thể có: 3 người, mọi người đang đứng

 

ĐĐ. Thích Đồng Thành đã chia sẻ về Ý nghĩa tắm Phật. Từ truyền thuyết thiên vương rải hoa thơm, chín rồng phun nước gột rửa khi Ngài vừa Đản sanh, tắm Phật không phải tắm cho Phật sạch bụi mà là ý nghĩa tượng trưng qua nghi thức tắm Phật là gột rửa tâm chính mình để sạch phiền não, tâm mình an lành, không làm các điều ác. Bởi vậy điều then chốt trong lễ tắm Phật là ta phải hết sức thành tâm, tụ thần chú ý, tâm niệm sáng suốt, thì nghi thức tắm Phật sẽ là một phương tiện quyền xảo thù thắng để ta tiêu trừ nghiệp chướng chấp trước, để giúp cho sự tập trung chuyên nhất của thân khẩu ý, đồng thời biến sự tắm Phật thành sự tẩy trừ nghiệp chướng.

Sau đó, Chư tôn thiền đức đã tiến hành nghi thức khai kinh khảnh đản, sái tịnh và cử hành lễ mộc dục tôn tượng của Ngài. 

“Con nay tắm gội đức Như Lai
Bậc trí trang nghiêm, công đức đầy
Cõi trược chúng sanh lìa uế nhiễm
Trọn nên thân pháp vốn không hai…”
 
 
Trong hình ảnh có thể có: 3 người, mọi người đang đứng
 
Trong hình ảnh có thể có: 4 người
 
 
Trong hình ảnh có thể có: 4 người, mọi người đang đứng
 
 
Trong hình ảnh có thể có: 3 người, bao gồm Quoc Van, mọi người đang đứng, hoa và thực vật
 
Cuối chương trình, Đại đức Thích Nhuận Huệ - UV. Ban Hoằng Pháp Trung Ương, Trưởng Ban Hoằng Pháp tỉnh Bình Định đã thuyết giảng với chủ đề đặc tính của hoa sen và bảy bước chân của Đức Phật. 

 

Trong hình ảnh có thể có: 1 người, đang đứng và hoa

 

Trong hình ảnh có thể có: 7 người, bao gồm Hue Duc, đám đông

 

Đông đảo thiện tín Phật tử tham dự

 

Trong hình ảnh có thể có: 2 người, hoa

 

Trong hình ảnh có thể có: 12 người, bao gồm Văn Ngọc Ý Nhi, mọi người đang cười, giày và ngoài trời

GĐPT Kỳ Hoàn tham gia phục vụ tại buổi lễ

 

QUẢNG TIẾN

Tin cùng chuyên mục