Đây là những ý kiến của Đức Đạt Lai Lạt Ma về các vấn đề khoa học hiện đại và khoa học Phật giáo, được tổ chức tại Nhật Bản ngày 16.11 vừa qua, về hoà bình, về não bộ và tâm thức con người.
“Tôi đã tham gia vào các cuộc thảo luận với các nhà khoa học Mỹ, châu Âu và Ấn Độ như Richie Davidson và Wolf Singer trong nhiều năm qua. Khoa học Ấn Độ cổ đại - như đã được thể hiện trong truyền thống Nalanda - đã ủng hộ cho sự nghiên cứu suy luận đặc biệt liên quan đến tâm thức và cảm xúc. Trong suốt hơn 30 năm qua, những người ủng hộ khoa học hiện đại và khoa học Phật giáođã đạt được những lợi ích chung. Đã học được rất nhiều về thế giới vật chất, các học giả Phật giáo và hành giả thiền môn đã làm quen với các nhà khoa học hiện đại với những phẩm chất của tâm thức.
“Các cuộc đối thoại như thế này có hai mục đích. Tâm trí tuyệt vời của các nhà khoa học chủ yếu tập trung vào thế giới vật chất. Nhưng con người không chỉ là những sinh vật. Chúng ta cũng có cảm xúc và ý thức. Vì vậy, sẽ rất thích hợp khi các nhà khoa học tìm hiểu về thế giới bên trong của tâm thức và cảm xúc.
Đức Đạt Lai Lạt Ma tại hội thảo Khoa học hiện đại và Khoa học Phật giáo. Ảnh của Tenzin Choejor
“Thứ hai, thế giới đang trải qua một cuộc khủng hoảng, bạo lực vẫn đang diễn ra. Trong thế kỷ 20 đã có hai cuộc chiến tranh thế giới, Nhật Bản đã bị tấn công hai lần với vũ khí hạt nhân và 200 triệu người đã mất mạng do bạo lực và thù hận. Nếu điều này đã đưa đến một thế giới tốt hơn, thì nó có thể đã được biện minh, nhưng bạo lực có nghĩa là đau khổ. Vì vẫn còn có những người tin rằng vấn đề rắc rối có thể được giải quyết hiệu quả nhất bằng cách sử dụng vũ lực, cho nên sẽ có nguy cơ lặp lại các sai lầm của thế kỷ 20. Do đó, chúng ta phải nỗ lực để biến thế kỷ 21 này thành một kỷ nguyên hòa bình.
“Chúng ta cần giáo dục để mọi người biết được rằng việc sử dụng bạo lực đã bị lỗi thời như thế nào. Hòa bình trên thế giới sẽ không thể đạt được trừ khi mọi người phát triển hòa bình bên trong nội tâm. Mục tiêu của một thế giới phi quân sự sẽ không đạt được cho đến khi các cá nhân bắt đầu thực hiện sự giải trừ vũ khí nội tâm. Ngày nay, có bằng chứng cho thấy rằng, sự tức giận và thù địch liên tục là rất xấu cho sức khỏe của chúng ta.
Về vũ trụ học, Phật giáo đã mô tả sự xuất hiện (sinh), duy trì (trụ) và hủy diệt (diệt) của vũ trụ có thể chứa lý thuyết Big Bang. Yoga và tài liệu lưu trữ của nó về hệ thống thần kinh đã có sự đóng góp để tạo ra ngành thần kinh học. Các nhà khoa học đã kể cho tôi về sự tương ứng mà họ đã tìm thấy giữa suy nghĩ và phát hiện của Ngài Long Thọ trong vật lý lượng tử. Trong khi đó, tâm lý Ấn Độ cổ đại, với cái mà tôi gọi là bản đồ cảm xúc, thì rất giàu có kiến thức về sự thấu hiểu cảm xúc tiêu cực và bồi dưỡng những cảm xúc tích cực như sự tha thứ và lòng từ ái”.
Đức Đạt Lai Lạt Ma khẳng định rằng, Ngài tin vào sự tiến hóa, nhưng điều mà Ngài cho là quan trọng là tìm hiểu về tâm thức và ý thức. Cho đến cuối thế kỷ 20 các nhà khoa học đã bác bỏ bất kỳ cuộc nói chuyện nào về tâm thức là bất cứ thứ gì khác - ngoài một sản phẩm của bộ não. Bây giờ có những chuyên gia như Richie Davidson - người chấp nhận rằng có cái gì khác ngoài não bộ, có thể ảnh hưởng đến não bộ.
Ngài đã giới thiệu hiện tượng của con người, hầu hết là những thiền giả thành tựu, cơ thể của họ vẫn còn tươi tắn trong vài ngày sau cái chết lâm sàng. Trái tim của họ ngừng đập, hệ tuần hoàn chấm dứt, não bộ của họ đã chết, nhưng cơ thể họ vẫn còn duy trì được sự thăng bằng và tươi tắn. Các nhà khoa học vẫn chưa có lời giải thích nào cho sự việc có thể quan sát được này, nhưng một dự án đã được thiết lập để nghiên cứu nó. Khoa học Phật giáo giải thích rằng đó là kết quả của sự hiện diện còn lại của ý thức tinh tế nhất. Một khi mà nó rời khỏi cơ thể thì thể xác sẽ bị phân huỷ.
Đạt Lai Lạt Ma phát biểu khai mạc hội thảo. Ảnh của Tenzin Jigme
Ngài đã đề cập đến các mức độ nhận thức khác nhau có thể được xác định. Ngài chỉ ra rằng, khi người nào đó cam kết rèn luyện về sự chú tâm, họ sẽ làm như vậy về mức độ ý thức tinh thần, bỏ qua phần ý thức giác quan. Ngài lặp lại niềm tin của mình đối với sự tiến hóa, bắt đầu với không gian trống rỗng trong đó thuỷ, địa, hoả, phong sẽ xuất hiện cho đến khi có những điều kiện để hỗ trợ ý thức.
Thánh Đức Đạt Lai Lạt Ma làm rõ rằng, Ngài thích so sánh vị trí hoặc thiền định tập trung và thiền định phân tích. Một phần của thực hành thiền định phân tích liên quan đến việc rèn luyện những cảm xúc tích cực như lòng từ bi sẽ liên quan đến việc học hỏi về lòng từ bi là gì và cách phát triển nó trước khi đi vào thiền định. Khi kinh nghiệm của người đầu tiên được kiểm tra bởi một người thứ ba nó thì rất quan trọng; Ngài đề nghị rằng họ không bị thiên vị.
Về việc liệu có thể trở thành cả hai - vừa là một thiền giả và cũng là một nhà khoa học, Đức Đạt Lai Lạt Ma xác nhận, theo như Ngài quan tâm, thì Ngài Long Thọ là một ví dụ điển hình của một người bao gồm cả hai. Ngài nhận xét rằng, có những người Tây Tạng tuyên bố rằng logic chủ yếu là một công cụ để đánh bại những người khác. Ngài cho rằng đây là một sai lầm. Bạn cần sử dụng logic trong sự phân tích của riêng bạn. Vô minh sẽ được đoạn trừ bằng cách sử dụng lý luận và trí tuệ, không phải chỉ qua một mình sự cầu nguyện hoặc tập trung chú tâm. Điều này có liên quan, bởi vì tất cả những cảm xúc tiêu cực đều nảy sinh từ sự thiếu hiểu biết.
Trả lời câu hỏi từ phía khán giả, Ngài khuyên rằng, một cách để làm quen với tâm thức cơ bản của ánh quang minh là học cách để nhận ra khi bạn đang mơ. Nếu bạn có thể tu luyện thiền định trong trạng thái mộng, thì khi ý thức giác quan không hoạt động, bạn có thể tiếp cận được mức độ tinh tế hơn của ý thức.
Đức Đạt Lai Lạt Ma nhắc lại sự cần thiết phải tăng cường giáo dục hiện đại với sự hướng dẫn về các giá trị bên trong và tâm thức. Ngài đề nghị rằng, cũng giống như học sinh được dạy dỗ về tầm quan trọng của vệ sinh cơ thể đối với sức khỏe, các cháu cũng nên được hướng dẫn cách phát triển vệ sinh cảm xúc, học cách xử lý những cảm xúc tiêu cực khi chúng nảy sinh. Ngài tiếp tục khuyến khích việc sử dụng trí thông minh của con người để tăng cường phẩm chất cơ bản của nhân loại như lòng từ ái. Ngài nhấn mạnh tầm quan trọng của việc công nhận sự hợp nhất của nhân loại.
Ngài nhắc lại câu ngạn ngữ của Đức Phật, rằng bạn chính là người thầy của chính mình. “Trong việc chuyển hoá tâm thức và cảm xúc, cần phải kiên định và lạc quan. Các bậc thầy vĩ đại của quá khứ đã sử dụng những cơ hội mà họ có. Họ tìm thấy được hạnh phúc. Chúng ta cũng có cơ hội để làm điều đó. Người Nhật là những người chăm chỉ, nhưng đừng đặt tất cả năng lượng của bạn vào công việc. Hãy suy nghĩ về tất cả những gì bạn đã nghe được trong vài ngày qua. Việc chuyển hoá cần phải có thời gian, nhưng nếu bạn trân trọng giữ gìn nó, bạn sẽ cảm thấy hạnh phúc hơn".
Đức Đạt Lai Lạt Ma (Dalai Lama) là ai
Phật tử Tây Tạng tin rằng Đức Dalai Lama là hóa thân đời thứ 14 của vị Dalai Lama đầu tiên – một vị lãnh đạo tinh thần sinh năm 1351 và được cho là hóa thân của Bồ Tát Quán thế âm – vị bồ tát của từ bi và cứu khổ.
Đức Dalai Lama là nhân vật đã đưa đạo Phật đến Hollywood. Đạo Phật là tôn giáo Phương Đông phát triển nhanh nhất ở Phương Tây. Theo đạo Phật, nhất là tập thiền đang là một trào lưu thịnh hành trong các tầng lớp xã hội thế tục, nhất là giới trung lưu vì đạo Phật khuyến khích sự khám phá hơn là niềm tinthần quyền.
Mặc dù vậy, Ngài không phải là người đi cải đạo người khác. Ngài khuyến khích mọi người nhìn sâu vào truyền thống văn hóa tâm linh của chính mình. Tuy thế, với sức hút và sự khoan dung, Ngài trở thànhmột trong những nhân vật tôn giáo nổi tiếng nhất hiện nay.
Nguồn: Trang nhà Đạt Lai Lạt Ma
Theo phatgiao.org.vn