“Đạo nào cũng tốt”: Phật giáo có phải tôn giáo tốt nhất?

Có lẽ ai trong chúng ta cũng từng nghe nói: Đạo nào cũng tốt. Phật giáo có là một tôn giáo tốt nhất hay không đó là phụ thuộc vào cách nhìn nhận, niềm tin chân chính của tín đồ Phật giáo về giáo pháp mà Đức Phật để lại và thực hành theo.

 

Đạo ở đây có nghĩa là tôn giáo. Mọi tôn giáo đều hứa hẹn hạnh phúc miên viễn cho tín đồ, khuyến khích làm thiện, tránh ác, sống hiền hòa, nêu cao đạo đức... Một cách khái quát, câu nói “Đạo nào cũng tốt” là đúng. Nhưng sự phân biệt thiện ác, điều nên làm và điều không nên làm, đánh giá hành động là nội dung chủ yếu của đạo đức học, là tiêu chí của một cá nhân trong cộng đồng xã hội, và do đó, đây chỉ là một yếu tố liên hệ đến tôn giáo chứ không phải là tôn giáo.

Tuy rất khó có một định nghĩa đầy đủ và chung nhất về tôn giáo, nhưng khi xét đến một tôn giáo, không thể bỏ qua một số yếu tố căn bản như lịch sử của vị giáo chủ, giáo lý của vị ấy, sự triển khai giáo lý ấy, tổ chức, chất lượng, số lượng của các tín đồ, quá trình hoạt động, ảnh hưởng đối với nhân quần xã hội, các nghi lễ, cách thức thờ cúng, truyền thống tâm linh, văn hóa… Nếu không như thế thì rất dễ lẫn lộn tôn giáo với một tín ngưỡng hay một tổ chức, hội đoàn, trường phái triết học, đảng phái chính trị...

 

Câu nói “Đạo nào cũng tốt” là đúng. Nhưng sự phân biệt thiện ác, điều nên làm và điều không nên làm, đánh giá hành động là nội dung chủ yếu của đạo đức học, là tiêu chí của một cá nhân trong cộng đồng xã hội, và do đó, đây chỉ là một yếu tố liên hệ đến tôn giáo chứ không phải là tôn giáo.

Câu nói “Đạo nào cũng tốt” là đúng. Nhưng sự phân biệt thiện ác, điều nên làm và điều không nên làm, đánh giá hành động là nội dung chủ yếu của đạo đức học, là tiêu chí của một cá nhân trong cộng đồng xã hội, và do đó, đây chỉ là một yếu tố liên hệ đến tôn giáo chứ không phải là tôn giáo.

Nếu xét tôn giáo qua các yếu tố trên, chúng ta sẽ nhận ra nhiều điều. Có tôn giáo mà lịch sử vị giáo chủ rất mơ hồ; có vị tự xưng là Thượng đế, hoặc hóa thân của Thượng đế, là vị Thiên sứ, là đấng Cứu rỗi... Có tôn giáo dạy tín đồ phải tiêu diệt kẻ ngoại đạo, xóa bỏ mọi di sản văn hóa không phải của mình. Có tôn giáo chủ trương bạo động, xâm chiếm đất đai, tàn sát sinh linh dưới chiêu bài khai sáng. Có tôn giáo ngăn cấm bước tiến hóa của khoa học vì những khám phá của khoa học trái với giáo lý của mình.

Có tôn giáo nhân danh ý của Thượng đế để xét xử, hành hạ, giết hại những kẻ “dị giáo”. Có tôn giáo cho rằng Thượng đế của mình là tối cao, ngoài ra thì tất cả giáo chủ của các tôn giáo khác đều là tà ma, ác quỷ. Có tôn giáo đầy rẫy những mê tín dị đoan. Có tôn giáo làm cho tín đồ mù quáng tin theo, bất chấp những hành động phương hại đến văn hóa, đạo đức truyền thống, đến quốc gia, dân tộc...

Như thế đủ biết không phải tôn giáo nào cũng tốt. Tuy vậy, điếu tối kỵ là sự phê phán, phản bác nhau giữa các tín đồ có tôn giáo khác nhau. Vua A-dục (Asoka, thế kỷ III TCN), vị hộ pháp vĩ đại của Phật giáo đã nhắc nhở dân chúng: “Ta không nên chỉ tôn trọng tôn giáo của mình mà bài xích tôn giáo của người khác… Mọi tôn giáo nên hòa thuận với nhau bằng cách lắng nghe và sẵn sàng lắng nghe giáo lý của nhau”.

Đức Phật dạy:

Đức Phật dạy: "Chỉ khi nào mình tự biết các pháp này là thiện, các pháp này không gây tội, các pháp này được người trí tán thán; nếu các pháp này được thực hiện, được chấp nhận thì sẽ đưa đến hạnh phúc, an lạc thì hãy chứng đạt và an trú".

Đức Phật từng dạy: “Nếu có người có niềm tin và nói: ‘Đây là niềm tin của tôi’, người ấy không đi đến kết luận một chiều: ‘Chỉ đây là sự thật, ngoài ra tất cả đều sai lầm.’ Như vậy là hộ trì chân lý, là chân lý được hộ trì. Và như vậy, chúng tôi chủ trương hộ trì chân lý” (Trung Bộ, kinh Canki).

“Đạo Phật có phải là tôn giáo tốt nhất không?”. Dĩ nhiên, người theo Đạo Phật sẽ khẳng định như thế, cũng như những người theo Đạo khác khẳng định như thế về tôn giáo của họ. Một tín đồ chân chính cần có niềm tin chân chính về giáo lý của tôn giáo mình. Phật pháp và Phật giáo được tin theo bằng lý trí và bằng thực nghiệm, đúng như Đức Phật đã dạy: “Chớ có tin vì nghe truyền thuyết; chớ có tin vì theo truyền thống; chớ có tin vì nghe người ta nói; chớ có tin vì nghe kinh tạng truyền tụng; chớ có tin vì nghe lý luận siêu hình; chớ có tin vì theo đúng một lập trường; chớ có tin vì phù hợp với định kiến; chớ có tin vì xuất phát nơi có uy quyền; chớ có tin vì Sa-môn là bậc Đạo sư của mình… Chỉ khi nào mình tự biết các pháp này là thiện, các pháp này không gây tội, các pháp này được người trí tán thán; nếu các pháp này được thực hiện, được chấp nhận thì sẽ đưa đến hạnh phúc, an lạc thì hãy chứng đạt và an trú” (Tăng Chi Bộ, kinh Những người ở Kesaputta).

Minh Chính (TH)
Theo phatgiao.org.vn
 

Tin cùng chuyên mục