GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM TỈNH BÌNH ĐỊNH

Lễ Vu lan và cài bông hồng

Ta từng nghe lời dạy như vầy

Một thuở nọ Thế Tôn an trụ…

Cứ mỗi độ tháng 6, tháng 7 âm lịch về, âm thanh của bài kinh Vu Lan - Báo hiếu lại được tụng vang khắp các chùa ở Việt Nam. Lời bài kinh với âm điệu thơ vần đã dễ dàng đi vào lòng người, nhất là những người con hiếu thảo và những người đã từng lầm lỡ làm cho cha mẹ buồn khổ. Với những đứa con ít nhiều lỗi lầm, những câu kinh khi đọc lên như xé lòng vì nói lên công lao cha mẹ và những điều mà người con đã lầm lỗi nhưng giờ thì không còn cơ hội để bù đắp vì cha mẹ không còn trên đời.

Con đau ốm tức thì lo chạy

Dầu tốn hao cách mấy cũng đành

Khi con căn bệnh đặng lành

Thì cha mẹ mới an thần định tâm

Hay

Nghe lời dụ dỗ quân hoang

Bỏ cha bỏ mẹ trốn sang quê người

…quên cha quên mẹ tình thân

Quên xứ quên sở lâu năm không về…

Hôm nay, ngày 9/7 năm Mậu Tuất hàng Phật tử lại có dịp trở về dự lễ Vu lan và cài bông hồng nhằm ôn lại những lời dạy về hiếu hạnh của đức Phật cũng như tắm mình trong không gian thâm trầm sâu lắng của mùa báo hiếu.

Trong không cảnh trang nghiêm của bảo điện tổ đình Minh Tịnh, trước chư tôn đức trong màu y vàng trang nghiêm và đông đảo Phật tử trong màu lam nhẹ nhàng, đại diện Phật tử đã dâng lời cảm niệm đầy xúc động. Lời cảm niệm có đoạn:

Công cha như núi Thái Sơn

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra

Một lòng thờ mẹ kính cha

Cho tròn chữ Hiếu mới là đạo con.

“Câu ca dao quá đỗi quen thuộc mà thuở lớn lên ai cũng biết. Thế nhưng có mấy ai thấy được công cha, có mấy ai hiểu được lòng mẹ và có mấy ai làm tròn được chữ Hiếu?”

Cảm niệm về ơn cha nghĩa mẹ, bài cảm niệm viết:

“Nếu mẹ là đóa hồng tươi thắm thì cha là lá, là cây mang đầy gai gốc để bảo vệ nụ hồng xinh đẹp đó. Ba có thể trèo đèo lội suối, có thể làm tất cả những gì có thể để nuôi cho các con ăn học và bảo vệ mẹ con... Nếu như tình mẹ ngọt ngào, dịu mát bao nhiêu thì tình cha cũng cao cả thiêng liêng bấy nhiêu. Ba chính là biểu tượng của bình an và mạnh mẽ. Ba là bóng mát che chở đời chúng con. Bằng nghị lực và niềm tin phi thường, ba truyền cho chúng con sức mạnh để sẵn sàng đương đầu với những thử thách chông gai của cuộc đời. Ba ít khi tâm sự với chúng con, nhưng mỗi khi chúng con vấp ngã thì ánh mắt trìu mến của ba lan tỏa tới và xoa dịu giúp chúng con mạnh mẽ đứng dậy bước tiếp.”

Thật vậy, Đức Phật dạy ân đức cuả cha mẹ thật khó đáp đền. Ví như nếu có người vai trái cõng cha, vai phải cõng mẹ cha đi cả cuộc đời cũng không báo đáp đủ ơn cha mẹ. Ý đức Phật muốn nói rằng đền đáp ơn cha mẹ phải đúng phương cách và thiết thực thì ngay trong hiện đời đã có thể đáp đền công ơn cao quý ấy như kinh Tăng Chi, chương II, phẩm Tâm Thăng Bằng ghi.  Nghĩa là, bổn phận làm con không phải chỉ phụng dưỡng cha mẹ bằng cơm áo tiền bạc là đủ, mà cần cao quý hơn là khuyên ba mẹ ăn chay niệm Phật, tạo mọi điều kiện để ba mẹ có thể đến gần với Phật pháp tu tâm chuyển hóa tâm bất thiện.

Trong giây phút cài bông hồng để dành trọn tâm hồn cho cha mẹ dù còn hay mất, tất cả đều lắng đọng tâm tư lắng nghe:

“Vu Lan đến bao trái tim thổn thức

Vu Lan về cho hoa nở thơm hương

Vu Lan ơi! Nét đẹp thật chân thường

Cho nhân loại tìm về trong ánh đạo”.

Hoa hồng là biểu tượng cho tình thương yêu bất diệt. Cài hoa hồng ở bên trái quả tim là thể hiện cho sự sống của con người rất cần đến tình thương.

Màu vàng là màu của sự giải thoát, là màu của Đất. Mà đất là biểu tượng của cuộc sống nhẫn nhục, từ bi hỷ xả, cưu mang tất cả và chấp nhận tất cả. Đặc biệt, màu vàng còn là màu tượng trưng cho sự giải thoát, buông bỏ và không chấp mắc.

Còn hoa màu hồng là màu đã gói trọn những lo lắng tảo tần vất vả của mẹ. Ai còn có mẹ là người đó còn có cả một bầu trời hạnh phúc, người đó xứng đáng được cài một đóa hoa hồng đỏ thắm ở nơi trái tim. Hoa đó được gắn trên một trái tim đang đập thổn thức để nhắc nhở rằng hãy yêu mẹ, thương mẹ và chăm sóc cho mẹ khi người còn đang sống nhé: “Ai còn mẹ xin đừng làm mẹ khóc. Đừng để buồn lên mắt mẹ nghe không…” 

Còn nếu ai bất hạnh vì đã mất mẹ mất cha, xin hãy lặng lẽ cài lên áo của mình đóa hoa buồn trinh trắng. Xin hãy cài hoa và hướng nguyện về cha mẹ mình bằng tất cả những gì thiêng liêng và cao cả nhất.

“Vu lan đến thương người cài hoa trắng

Trần gian buồn lại có kẻ mồ côi”.

Nhưng,

“ Hoa dù trắng hay hồng đều ý nghĩa

Chỉ đượm nồng hương sắc thể từ bi

Cha mẹ còn hay Cha mẹ mất đi

Xin giữ mãi, Người ơi xin giữ mãi”.

Sau khi bông hồng đã được cái lên ngực áo, tất cả lắng lòng nghe lời đạo từ của Hòa thượng Viện chủ. Người đã nhắc lại ý nghĩa Vu lan, nhấn mạnh đến đạo hiếu và mong rằng tất cả Phật tử đều làm trọn đạo hiếu nhất là theo lời Phật dạy bao gồm cả vật chất và tinh thần mà niềm vui tinh thần là cao cả hơn hết.

Buổi lễ khép lại trong niềm xúc động của những ai tham gia vì lễ Vu lan khơi gợi hạt giống yêu thương vốn có trong mỗi người.

 

Image may contain: one or more people, people standing and outdoor

 

 

Image may contain: 4 people, people standing, wedding and outdoor

 

 

Image may contain: 4 people, people standing

 

 

Image may contain: 5 people, people standing and indoor

 

 

Image may contain: 11 people, people standing, wedding and indoor

 

 

Image may contain: 10 people, people standing

 

 

Image may contain: 7 people, indoor

 

 

Image may contain: 4 people, people standing, wedding and indoor

 

 

Image may contain: 7 people, indoor

 

 

Image may contain: 2 people, people sitting and indoor

 

 

Image may contain: 4 people, people sitting, table and indoor

 

 

Image may contain: 4 people, crowd and indoor

 

 

Image may contain: 23 people, indoor

 

 

Image may contain: 2 people, people smiling, people standing and wedding

 

 

Image may contain: 4 people, people standing and indoor

 

 

Image may contain: one or more people and indoor

 

 

Image may contain: 5 people, indoor

 

 

Thiện Bảo

Lên đầu trang