Sơ lược tiểu sử tổ đình Sơn Long Quy Nhơn

Tổ đình Sơn Long nguyên là Giang Long Thiền Thất, do Thiền sư Thiệt Ðăng hiệu Bửu Quang, đời thứ 35 dòng Lâm Tế sáng lập vào khoảng thời gian năm 1744? nằm trên sườn núi Trường Úc (bấy giờ là thôn Thuận Nghi, huyện Tuy Viễn, phủ Quy Ninh, trấn Bình Ðịnh). 

Theo bản “Lược Sử Chùa Sơn Long” lập tháng 4 năm 1996 thì: “Tổ Bửu Quang húy Thiệt Đăng tự Chánh Trí trác tích tại núi Trường Úc lập Giang Long Thiền thất vào năm nào không được biết một cách chính xác nhưng căn cứ vào bài vị thờ Ngài hiện có tại chùa Sơn Long ghi rõ: Ngài sinh năm Kỷ Mão (1699) tịch năm Nhâm Dần (1782). Ngài là đệ tử của Tổ Pháp Bảo, húy Minh Hải. Tổ Pháp Bảo đã khai sơn Tổ đình Chúc Thánh tại, Hội An, Quảng Nam. Ngài sinh năm Canh Tuất (1670) tịch năm Bính Dần (1746).

Chùa dựa lưng vào núi Hàm Long (tục gọi là núi Trường Úc), mặt hướng Đông Nam, cách chùa Sơn Long hiện nay 300 mét. Ban đầu chùa bằng gỗ lợp tranh.

Đến đời pháp tôn của Khai tổ Thiệt Đăng là Thiền sư Chương Nghĩa-Thanh Nguyên, đời pháp 38 chùa được dời xuống tại vị trí chùa Sơn Long hiện nay.

Đến đời Thiền sư Ấn Hải-Viên Thông, đời pháp 39, làm trụ trì, chùa được tái thiết theo kiểu Tiền đường Hậu tẩm Đông Tây đối diện thành hình chữ Khẩu [] sườn gỗ mái tranh, mái dầm sìa bỏ đất (nhà lá mái).

Đến đời Thượng tọa Thị Sa-Bình Chánh, đời pháp 42, làm trụ trì, vào năm 1958 chùa được triệt bỏ toàn bộ, thay tranh làm ngói, bình diện kiến trúc theo hình chữ khẩu [], y theo nền cũ và giữ đúng tọa hướng ban đầu.

Đến năm 200, Đại đức Thích Đồng Đức đương kim trụ trì cho trùng tu chùa Sơn Long như hiện nay.

Trước chùa là quốc lộ 19 đoạn từ cầu Bà Gi đến Cảng Quy Nhơn. Chùa trước thuộc huyện Tuy Phước, nay thuộc thành phố Quy Nhơn.

Các đời trụ trì chùa Sơn Long:

1. Thiền sư được tôn xưng là Tổ Khai sáng: Húy Thiệt Đăng, hiệu Bảo Quang, đời thứ 35, kệ phái Minh Hải Pháp Bảo. Đệ tử Tổ Minh Hải Pháp Bảo (1670-1746) khai sơn Tổ đình Chúc Thánh, Quảng Nam. Thiền sư Thiệt Đăng thế danh là gì, quê quán ở đâu, xuất gia năm nào v.v… không có tư liệu nào nói tới. Chỉ biết Ngài sinh năm Kỷ Mão (1699) không rõ tháng, ngày giờ, tịch giờ Dậu ngày 21 tháng Giêng năm Nhâm Dần (1782), thọ 83 tuổi dương, 84 tuổi âm, có thể khai sơn chùa Giang Long vào năm Giáp Tý (1744), mộ táng Tây Bắc chùa Sơn Long, và được cải táng tại khu bảo tháp. Lòng vị ghi:

Phiên âm:

Tự Lâm Tế Tam Thập Ngũ Thế Giang Long Đường Thượng thượng BẢO hạ QUANG Húy THIỆT ĐĂNG Hòa Thượng Giác Linh Nghê Tòa.

Nguyên sinh Kỷ Mão niên muội nguyệt nhật thời lai.

Nhâm Dần niên Mạnh xuân nhị thập nhất nhật Dậu thời khứ.

Dịch nghĩa: 

Tòa sư tử, nơi ngự của Giác linh Hòa thượng pháp danh Thiệt Đăng, pháp hiệu Bảo Quang, đời pháp 35, bề trên chùa Giang Long, nối tiếp tông Lâm Tế.

Sinh năm Kỷ Mão (1699), chưa rõ tháng ngày giờ.

Tịch năm Nhâm Dần (1782) tháng Giêng ngày 21 giờ Dậu.

Ngài tịch, chẳng hiểu sao không truyền cho đệ tử mà người thừa kế lại thuộc hệ phái khác. Sau Ngài, phái Minh Hải Pháp Bảo bị gián đoạn 2 đời pháp 36, 37.

2. Trụ trì: Thiền sư Tịch Lý, tự Điều Thuận, hiệu Thanh Thiện, đời thứ 37 kệ phái Trí Bản Đột Không. Có lẽ kế thừa ngôi trụ trì Giang Long tự sau khi Tổ Thiệt Đăng quy tịch. Tháp Ngài xây khiêm tốn cạnh Quốc lộ 19 về hướng Đông Nam chùa Sơn Long. Ngài tịch nhằm ngày 18 tháng 8. Long vị không còn.

3. Thiền sư Khai sơn chùa Sơn Long: Ngài pháp danh Chương Nghĩa, pháp tự Tuyên Đức, pháp hiệu Thanh Nguyên, đời thứ 38 kệ phái Minh Hải Pháp Bảo. Theo tác giả bản “Lược sử chùa Sơn Long” thì Ngài là đệ tử Thiền sư Toàn Ý-Phổ Huệ (1799-1872), khai Tổ chùa Phổ Bảo cùng huyện. Ngài Chương Nghĩa sinh ngày 19 tháng 9 năm Tân Hợi (1791), tịch ngày 27 tháng 3 năm Giáp Tý (1864), thọ 74 tuổi.

Tháp Ngài nằm trong khu Bảo tháp. Long vị thờ tại nhà Tổ ghi:

Phiên âm: 

Tự Tổ Tam Thập Bát Thế Huý CHƯƠNG NGHĨA Hiệu THANH NGUYÊN Đại Sư Giác Linh Tọa Vị

Tân Hợi niên cửu nguyệt thập cửu nhật lai

Giáp Tý niên tam nguyệt nhị thập thất nhật khứ

Dịch nghĩa: 

Long vị, nơi ngự của giác linh Đại sư pháp danh Chương Nghĩa, pháp hiệu Thanh Nguyên, đời thứ 38 nối theo chư Tổ.

Sinh năm Tân Hợi (1791) tháng 9 ngày 19

Tịch năm Giáp Tý (1864) tháng 3 ngày 27.

Thọ 73 tuổi dương tức 74 tuổi âm.

4. Trụ trì: Thiền sư Ấn Hải, hiệu Viên Thông, đời thứ 39 kệ phái Minh Hải Pháp Bảo. Đệ tử Hòa thượng Chương Bảo-Liễu Tạng chùa Khánh Lâm. Căn cứ theo long vị thì biết được rằng trước khi làm trụ trì chùa Sơn Long thì Ngài từng làm trụ trì chùa Phước Điền cùng huyện. Ngài là vị Tăng tướng đường đường, uyên thâm Nho, Thích, Lão; là bậc lương đống đạo pháp đương thời. Ngài được Sắc tứ Khâm ban Đao điệp dưới triều Tự Đức. Ngài cũng đã từng được cung thỉnh về xử lý Tổ đình Thập Tháp một thời gian dài.

Ngài sinh năm Đinh Hợi (1767), tịch năm Ất Mùi (1835), thế thọ 68 tuổi dương tức 69 tuổi âm.

Tháp Ngài trong khu Bảo tháp.

Long vị hiện còn, được thờ tại nhà Tổ. Long vị ghi:

Phiên âm: 

Tự Lâm Tế Chánh Tông Tam Thập Cửu Thế Phước Điền Đường Thượng Sắc Tứ Thập Tháp Tự Trụ Trì Húy ẤN HẢI Thượng VIÊN hạ THÔNG Yết Ma Hoà Thượng Giác Linh Liên Tòa.

Đinh Hợi niên lục nguyệt nhị thập nhật Thìn khắc lai.

Ất Mùi niên nhị nguyệt sơ thất nhật Tý khắc khứ.

Dịch nghĩa: 

Tòa sen của Yết-ma Hòa thượng Pháp danh Ấn Hải, pháp hiệu Viên Thông, đời pháp thứ 39 tông chánh Lâm Tế, bề trên chùa Phước Điền, từng làm trụ trì chùa Thập Tháp được Sắc tứ.

Sinh năm Đinh Hợi (1767) tháng 6 ngày 20 giờ Thìn.

Tịch năm Ất Hợi (1835) tháng 2 ngày 7 giờ Tý.

5. Trụ trì: Thiền sư Ấn Hoàn, tự Tuyên Khánh, hiệu Thiện Hòa, đời thứ 39 kệ phái Minh Hải Pháp Bảo, đệ tử Thiền sư Toàn Tín chùa Khánh Lâm, cầu pháp Thiền sư Chương Nghĩa chùa Sơn Long, được thầy phú pháp Chương Nghĩa cử làm trụ trì chùa Sơn Long sau khi Thiền sư Ấn Hải-Viên Thông quy tịch. Ngài sinh năm Tân Tỵ (1811), Tây khứ giờ Tỵ ngày Rằm tháng Chạp năm Kỷ Tỵ (1869), thọ 59 tuổi.

Tháp Ngài ở trong khu Bảo tháp. Long vị thờ tại nhà Tổ, long vị ghi:

Phiên âm: 

Lâm Tế Chánh Tông Tam Thập Cửu Thế Sơn Long Đường Thượng Tánh BÙI Húy ẤN HOÀN Hiệu THIỆN HÒA A Xà Lê Đại Sư Giác Linh Chi Tọa Vị.

Tân Tỵ niên thất nguyệt nhị thập bát nhật Dậu thời lai.

Kỷ Tỵ niên thập nhị nguyệt thập ngũ nhật Mão thời khứ.

Dịch nghĩa: 

Nơi ngự của Giác linh A-xà-lê Đại sư Pháp danh Ấn Hoàn, pháp hiệu Thiện Hòa, họ Bùi, đời pháp 39 tông chánh Lâm Tế, làm trụ trì chùa Sơn Long.

Sinh năm Tân Tỵ (1811), tháng 7 ngày 28 giờ Dậu.

Tịch năm Kỷ Tỵ (1869), tháng Chạp ngày Rằm giờ Mão.

Theo đây thì Ngài thọ 58 tuổi dương, tức 59 tuổi âm.

6. Trụ trì: Thiền sư Chơn Định, tự Đạo Đoan, hiệu Chí Hạnh, đời thứ 40, đệ tử Hòa thượng Ấn Hải-Viên Thông, kế vị sư thúc Ấn Hoàn Thiện Hòa làm trụ trì chùa Sơn Long, sau khi sư thúc quy tịch. Ngài sinh năm Nhâm Tuất (1802) tịch năm Canh Dần (1890), thọ 88 tuổi dương, tức 89 tuổi âm.

Tháp ở hướng Đông Bắc ngoại vi chùa Sơn Long.

Bài vị hiện còn, thờ tại nhà Tổ, long vị ghi:

靈壬

Phiên âm: 

Tự Lâm Tế Chánh Tông Tứ Thập Thế Phong Quang Đường Thượng Trụ Trì Trương Húy thượng CHƠN hạ ĐỊNH Hiệu CHÍ HẠNH Đại Sư Giác Linh.

Nhâm Tuất niên lục nguyệt muội nhật thời lai

 Canh Dần niên lục nguyệt sơ tam nhật Thìn khắc khứ.

Nơi tọa của Giác linh Đại sư Pháp danh Chơn Định hiệu Đạo Hạnh, họ Trương, đời thứ 40, nối tiếp tông chánh Lâm Tế, bề trên chùa Phong Quang, làm trụ trì (chùa Sơn Long).

Sinh năm Nhâm Tuất (1802), tháng 6 chưa rõ ngày giờ.

Tịch năm Canh Dần (1890), tháng 6 ngày 3 giờ Thìn.

7. Trụ trì: Thiền sư Chơn Tâm, tự Đạo Hạnh, hiệu Phước Quang, đời thứ 40, đệ tử Hòa thượng Ấn Hải-Viên Thông, kế vị sư huynh Chơn Định-Chí Hạnh làm trụ trì chùa Sơn Long, sau khi sư huynh quy tịch. Ngài sinh năm Kỷ Mùi (1859), tịch năm Bính Tuất (1946) thọ 87 tuổi dương, tức 88 tuổi âm.

Tháp Ngài trong khu bảo tháp. Bài vị thờ tại nhà Tổ, long vị ghi:

Phiên âm: 

Tự Lâm Tế Chánh Tông Tứ Thập Thế Sơn Long Tự Húy thượng CHƠN hạ TÂM Hiệu PHƯỚC QUANG Đại Lão Hòa Thượng Giác Linh Tòa.

Kỷ Mùi niên muội nguyệt nhật thời lai.

Bính Tuất niên thập nhị nguyệt thập bát nhật Ngọ khắc khứ.

Dịch nghĩa: 

Nơi ngự của Giác linh Đại lão Hòa thượng Pháp danh Chơn Tâm, Pháp hiệu Phước Quang, đời pháp 40 nối tiếp tông chánh Lâm Tế làm trụ trì chùa Sơn Long.

Sinh năm Kỷ Mùi (1859) chưa rõ tháng ngày giờ.

Mất năm Bính Tuất (1946), tháng Chạp, ngày 18 giờ Ngọ.

8. Trụ trì: Thiền sư Như Tại hiệu Hoằng Liễu, đời thứ 41, đệ tử Thiền sư Chơn Tâm- Phước Quang, được Sư phụ chỉ định làm trụ trì chùa Sơn Long năm 1916. Ngài sinh năm Quý Mùi (1883), tịch năm Tân Mùi (1931), thọ 48 tuổi dương, tức 49 tuổi âm. Tháp Ngài trong khu Bảo tháp góc Tây Bắc. Long vị thờ tại nhà Tổ, long vị ghi:

 

祿

Phiên âm: 

Tự Lâm Tế Chánh Tông Tứ Thập Nhất Thế Thị Lộc Am Phó Sự Húy NHƯ TẠI Hiệu HOẰNG LIỄU Đại Sư Giác Linh.

Quý Mùi niên muội nguyệt nhật thời lai.

Tân Mùi niên nhị nguyệt thập nhất nhật khứ.

Dịch nghĩa: 

(Nơi ngự của) Giác linh Đại sư Pháp danh Như Tại, Pháp hiệu Hoằng Liễu, đời pháp thứ 41, nối tiếp tông chánh Lâm Tế, làm Phó sự am Thị Lộc.

Sinh năm Quý Mùi (1883), chưa rõ tháng ngày giờ.

Tịch năm Tân Mùi (1931), tháng 2 ngày 11.

9. Trụ trì: Thiền sư Như Chất hiệu Hoằng Ngữ, đời thứ 41, đệ tử Thiền sư Chơn Tâm-Phước Quang, kế vị sư huynh Như Tại-Hoằng Liễu làm trụ trì chùa Sơn Long, sau khi sư huynh quy tịch. Ngài sinh năm Kỷ Mão (1879), tịch năm Ất Dậu (1945), thọ 66 tuổi dương, tức 67 tuổi âm.

Tháp trong khu bảo tháp. Bài vị thờ tại nhà Tổ, long vị ghi:

Phiên âm: 

Lâm Tế Chánh Tông Tứ Thập Nhất Thế Sơn Long Tự Hòa Thượng thượng NHƯ hạ CHẤT Hiệu HOẰNG NGỮ Giác Linh Chi Vị.

Kỷ Mão niên muội nguyệt nhật thời lai.

Ất Dậu niên lục nguyệt sơ thất nhật khứ.

Dịch Nghĩa: 

Long vị của Giác linh Hòa thượng Pháp danh Như Chất, Pháp hiệu Hoằng Ngữ, đời thứ 41, tông chánh Lâm Tế, làm trụ trì chùa Sơn Long.

Sinh năm Kỷ Mão (1879) chưa rõ tháng ngày giờ.

Tịch năm Ất Dậu (1945) tháng 6 ngày 7.

10. Trụ trì: Thiền sư Thị Đạo, tự Diệu Tâm, hiệu Bình Khánh, đời thứ 42, đệ tử Thiền sư Như Chất-Hoằng Ngữ, kế vị thầy làm trụ trì chùa Sơn Long, sau khi thầy quy tịch. Thiền sư tên Hồ Cận, sinh năm Kỷ Dậu (1909) tại thôn Bình An, xã Phước Thành. Đồng ấu xuất gia. Năm Quý Tỵ (1953), thầy Bình Khánh lâm trọng bệnh, tự xét mình không thể kham nổi công việc chùa nên ngày 10.2.1954 (18 tháng Giêng năm Giáp Ngọ) đã giao Tổ đình Sơn Long lại cho Môn phái đề nghị trạch cử vị trụ trì khác. Khi ấy, Môn phái được triệu tập cuộc họp dưới quyền chủ tọa của Hòa thượng Hoằng Thông và Thượng tọa Giác Đạo làm thư ký. Trong cuộc họp nầy, Môn phái đã tuyển cử Thượng tọa Bình Chánh làm trụ trì, Thượng tọa Giác Hoa làm Giám tự”. Năm Bính Thân (1956), Thượng tọa Thị Đạo-Bình Khánh được Môn phái suy cử làm trụ trì chùa Gia Khánh ở xã Phước Lộc.

11. Trụ trì: Hòa thượng Thị Sa, tự Từ Dung, hiệu Bình Chánh, đời thứ 42, đệ tử Thiền sư Như Chất-Hoằng Ngữ, pháp đệ Thiền sư Thị Đạo-Bình Khánh kế thừa trụ trì chùa Sơn Long vào năm 1954 sau khi sư huynh từ nhiệm. Thiền sư Bình Chánh thế danh Nguyễn Văn Hạnh, sinh năm Bính Thìn (1916). Ngài thọ Đại giới ngày 15 tháng 6 năm Bính Tý (1936) tại giới đàn chùa Sắc tứ Phước Sơn, Bồng Sơn do Hòa thượng Tường Quang làm Đường đầu, sau đó Ngài từng vào tham học tại Phật học viện Hải Đức, Nha Trang khóa đầu tiên. Cùng học có Hòa thượng Kế Châu, Ni trưởng Tâm Hoa v.v…

Ngài là người có công rất lớn trong việc trùng tu Tổ đình Sơn Long. Điều này được Hòa thượng Thích Đỗng Quán viết trong bản lược sử như sau: “Hòa thượng Bình Chánh làm trụ trì đã đem lại sinh khí cho Tổ đình Sơn Long. Hòa thượng tu học uyên bác, Hán Việt tinh thông, trác hạnh dị thường. Chính Ngài đã tái thiết tự viện khang trang như ngày nay. Tuy vậy, Hòa thượng rất hiếm đệ tử, duy chỉ có Đồng Đức, thế danh Võ Ngọc Công là người được Hòa thượng thu nhận và dìu dắt”. Hòa thượng viên tịch giờ Mùi ngày mồng 4 tháng 3 năm Ất Sửu (1985), thọ 69 tuổi dương, tức 70 tuổi âm.

Tháp trong khu bảo tháp, long vị thờ tại Tổ đường, lòng vị ghi:

Phiên âm: 

Lâm Tế Tứ Thập Nhị Thế Sơn Long Đường Thượng Trụ Trì Húy THỊ SA Hiệu TỪ DUNG Hòa Thượng Giác Linh Tọa Vị.

Bính Thìn niên lục nguyệt sơ cửu nhật Sửu khắc lai.

Ất Sửu niên tam nguyệt sơ tứ nhật Mùi khắc khứ.

Dịch nghĩa: 

Long vị nơi ngự của Giác linh Hòa thượng Pháp danh Thị Sa, Pháp hiệu Từ Dung, đời pháp 42 tông Lâm Tế, trụ trì chùa Sơn Long.

Sinh năm Bính Thìn (1916), tháng 6 ngày 9 giờ Sửu.

Tịch năm Ất Sửu (1985), tháng 3 ngày 4 giờ Mùi.

12. Đương kim trụ trì: Thượng tọa Đồng Đức, tự Thông Luận, hiệu Bích Thiên, đời thứ 43, đệ tử duy nhất của Hòa thượng Bình Chánh, kế vị Thầy trụ trì chùa Sơn Long sau khi Thầy tịch năm 1985. Thượng tọa thế danh Võ Ngọc Công, sinh năm Mậu Tuất (1958) tại thôn Hưng Trị, xã Cát Thắng, huyện Phù Cát. Tám tuổi quy y tại chùa Liên Tôn? Mười hai tuổi được bổn sư là Hòa thượng Bình Chánh làm lễ thế độ tại chùa Sơn Long.

Năm Kỷ Tỵ (1989), thọ Đại giới tại chùa Long Khánh, Quy Nhơn do Hòa thượng Thích Giải An làm Đường đầu. Lúc này, Hòa thượng Bình Chánh đã viên tịch nên Ngài cầu pháp với Hòa thượng Bảo An, trưởng môn phái với pháp tự Thông Luận. Về thế học, Thượng tọa đã xong chương trình Trung cấp, về Phật học thì được sự giáo dưỡng của bổn sư trong nhiều năm cũng như tham gia các khóa Giảng sư tại chùa Ấn Quang, Sài Gòn và tại Quy Nhơn.

Từ ngày đảm đương trách nhiệm trụ trì chùa Sơn Long đến nay, Thượng tọa đã không ngừng củng cố tự viện, mở rộng cửa tiếp tăng độ chúng, xây dựng tượng đài và chùa Một Cột, cải táng và xây tháp khai tổ, xây tháp bổn sư v.v… năng nổ hoạt động Phật sự không biết mệt mỏi khiến Tổ đình Sơn Long ngày càng khởi sắc. Công đức ấy đáng tán dương.

Để giúp độc giả tiện theo dõi trụ trì chùa Sơn Long trải các đời, dưới đây là biểu đồ các đời trụ trì:

 

Kệ Phái

Số

TT

Thời Gian

Chức Danh

Đời Pháp

Đạo Hiệu

Minh Hải Pháp Bảo

Minh Thiệt Pháp Toàn Chương

 34  35  36  37  38

 

01.

 

1744-1782

 

Tổ khai

sáng

 

35

 

Thiệt Đăng Bảo Quang

Trí Bản Đột Không

Tịch Chiếu Phổ Thông

37   38   39   40

 

02.

 

1782-….?

 

Trụ trì

 

37

 

Tịch Lý Thanh Thiện

Minh Hải Pháp Bảo

Minh Thiệt Pháp Toàn Chương

 34  35  36  37  38

Ấn Chơn Như Thị Đồng

39  40  41   42  43

 

03.

 

04.

05.

06.

07.

 

08.

09.

10.

11.

12

 

 

1821-1831

1831-1864

. . . .?-1835

1835-1869

1869-1890

1890-1916

1916-1946

1916-1931

1931-1945

1945-1954

1954-1985

1985 đến nay

 

Khai sơn

Viện chủ

Trụ trì

Trụ trì

Trụ trì

Trụ trì

Viện chủ

Trụ trì

Trụ trì

Trụ trì

Trụ trì

Trụ trì

 

38

 

39

39

40

40

 

41

41

42

42

43

 

Chương Nghĩa Thanh Nguyên

Ấn Hải Viên Thông

Ấn Hoàn Thiện Hòa

Chơn Định Chí Hạnh

Chơn Tâm Phước Quang

 

Như Tại Hoằng Liễu

Như Chất Hoằng Ngữ

Thị Đạo Bình Khánh

Thị Sa Bình Chánh

Đồng Đức Bích Thiên

 

  

KIẾN TRÍ TỔNG QUAN CỦA TỔ ĐÌNH SƠN LONG XƯA VÀ NAY

Trước chùa có chiếc cổng gạch cao hơn 3m, có hai cánh gỗ thường đóng kín ngày đêm dưới thời Thượng tọa Bình Chánh làm trụ trì.

 

 

Trên mày cổng, cẩn bằng miểng bát ba đại tự:

Dưới có câu liễn:

Phiên âm: 

Sơn nhiễu hương hoa tạng huyền môn đăng Phật địa,

Long ngâm khô mộc lý đạo nhập thiền môn.

Dịch nghĩa: 

Hoa chứa hương vờn quanh núi dựng, lẽ huyền lên đất Phật,

Cây khô tiếng nổi tợ rồng ngâm, đạo diệu vào cửa Thiền.

Qua khỏi cửa ngõ thì gặp ngay trụ đá đứng giữa sân, trụ cao hơn 2m50 (chưa kể phần chìm trong đất), rộng 0m50, dày 0m30. Đầu trụ tạc 7 đầu rồng che 1 người ngồi kiết già ở giữa. Đó là tượng Naga (Rồng) còn người ngồi giữa là đấng Brahma (Phạm Thiên) chứ không phải Phật Thích Ca.

Đây là tượng của Ấn Độ giáo. Chủ nhân pho tượng nầy là người Chàm đã cư trú tại đây trước khi bị quân đội Đại Việt của Lê Thánh Tông đánh bật ra khỏi vùng nầy vào năm Canh Thìn (1470). Tức tượng nầy có trước năm vừa nói.

Qua khỏi tượng Naga thì tới chánh điện chùa Sơn Long. Chánh điện xây gạch lợp ngói, dài 8m, rộng 6m, diện tích 48m2, cao 6m, trên nóc có đắp hình lưỡng long chầu chữ A, mặt hướng Đông Nam.

Bên trong điện, gian giữa, sau cửa võng, thờ hai bộ tượng Tam tôn; bệ trên tôn trí trung tôn Thích Ca Mâu Ni Phật ngồi giữa, tả tôn Ca Diếp, hữu tôn A Nan đứng hầu 2 bên, bệ dưới trung tôn A Di Đà Phật phóng quang đứng giữa, tả tôn Quan Thế Âm và hữu tôn Đại Thế Chí đứng hầu hai bên. Sáu pho tượng đều bằng xi măng.

Trên mày cửa võng gian giữa đắp nổi 4 đại tự:

殿

ĐẠI HÙNG BẢO ĐIỆN

(Điện báu đại hùng)

Bên dưới, trên mặt hai trụ giữa có đắp câu liễn:

Phiên âm: 

Vạn cổ pháp đăng minh do huyền hách nhật,

Tứ sanh từ phụ tại phục chấn tông phong.

Dịch nghĩa: 

Đèn pháp muôn thuở rạng còn treo ngày thịnh,

Cha lành bốn loài đây lại nổi tiếng nhà.

Trên mặt hai trụ biên có câu liễn:

Phiên âm: 

Sơn sắc huy hoàng, ảnh hiện từ dung, bát thập tùy hình tiêu hạo đãng,

Long tuyền yểm ốc, thâm lâm dục tú, thất trùng hàng thọ liệt phân phương.

 

Dịch nghĩa: 

Sắc núi rạng ngời, ảnh hiện hiền lành, tám chục thân vàng nêu vẻ sáng,

Khe rồng sâu thẳm, rừng già hun đúc, bảy hàng cây báu tỏa hương thơm.

Sau chánh điện, hai dãy hành lang Đông Tây nối liền với nhà Tổ thành hình chữ khẩu []. Nhà Tổ quy mô kích thước y như Chánh điện, chia làm 3 gian, gian giữa thờ chư Tổ, gian tả làm phòng khách, gian hữu làm phương trượng của sư trụ trì. Trai phòng và Trù phòng cất riêng ở phía Đông.

Tại gian giữa, khám thờ Tổ được đặt trên bệ cao. Trong khám tôn trí long vị, bài vị từ Tổ khai sơn đến trụ trì thứ 10. Long vị và di ảnh vị trụ trì thứ 11 tịch cách đây trên 10 năm là Hòa thượng Bình Chánh được thờ trên án trước khám. Hai bên khám có câu liễn:

Phiên âm: 

Nhất vỹ hàng lai khai hóa Đông Độ,

Bách xuyên đáo hải huýnh tuyệt dị lưu1.

Dịch nghĩa: 

Một nhánh lau thay đò, mở mang Đông Độ,

Trăm con sông đến biển, khác hẳn dị lưu.

Trước khám có bức hoành:

THỨU NHAM ĐIỆP TRĨ

(Chồng thêm mấy ngọn đồi đứng đối diện với đỉnh Linh Thứu)

Tấm hoành nầy do các chùa trong môn phái Sơn Long mừng chùa

Vế trước nhắc tích Tổ sư Bồ Đề Đạt Ma từ Thiên trúc sang Trung Quốc, gặp Lương Võ Đế, thấy không hợp bèn cỡi cành lau sang sông đến Tung Sơn ngồi nhìn vách 9 năm lập ra Thiền tông Trung Quốc.

Vế sau ý nói Thiền tông do Tổ Đạt ma lập ra tại Trung Quốc cũng là một trong những tông phái của Phật giáo như trăm con sông đều đổ về biển cả nhưng tông chỉ có khác như tính chất nước trăm sông có khác với tính chất của nước nguồn lạ kia.

Sơn Long lạc thành phương trượng vào năm Khải Định thứ 8 (1923), tiết Trung Thu.

Bên dưới có câu liễn mới làm trong vòng mươi năm nay:

 

Phiên âm: 

Y bát chân truyền, Minh Hải niêm hoa pháp thân khai ngộ,

Ấn tâm chánh thống, Thiệt Đăng vấn thạch Phật tánh phát minh2

Vế trước mượn điển “Niêm hoa vi tiếu”: Một lần trong pháp hội, Đức Phật đưa tay nhón cầm cành hoa giơ lên, đại chúng không ai hiểu ý, chỉ có vị đại đệ tử là Ma-ha Ca Diếp thấy thế thì mỉm cười. Đức Phật truyền chánh pháp nhãn tạng cho Ca Diếp, đem y bát giao cho Ngài để sau khi Phật diệt độ rồi thì Ngài làm Sơ tổ Thiền tông Thiên Trúc.

Vế sau mượn điển “Ngoan thạch điểm đầu”: Cuối đời Đông Tấn có sư Trúc Đạo Sinh mở đạo tràng tại chùa Hổ Khâu giảng kinh mà người không tin, Sư bèn vào núi

Dịch nghĩa: 

Y bát chân truyền, Minh Hải thấy Phật cầm hoa miệng liền mỉm cười, pháp thân khai ngộ,

Ấn tâm chánh thống, Thiệt Đăng xếp đá giảng kinh, đá cũng gật đầu, tánh Phật phát minh.

Câu liễn này mới làm trong những năm gần đây, chưa biết tác giả là ai, ngoài ý nghĩa xưng tụng hai vị Thiền sư Minh Hải và Thiệt Đăng còn ngầm ý muốn bảo hai vị có quan hệ thầy trò theo kệ phái Minh Hải biệt xuất. Tại chùa, ngoài câu liễn nầy, không có tư liệu nào, cho đến long vị Tổ Minh Hải cũng không, mà liễn thì mới làm nên dễ khiến có người nghĩ rằng Tổ Thiệt Đăng không xuất từ cửa Chúc Thánh ở Quảng Nam mà xuất từ chùa Thập Tháp ở Bình Định theo kệ phái Tổ Định Tuyết Phong do Tổ sư Nguyên Thiều truyền. Tạm theo kiến giải “Bản Lược Sử Chùa Sơn Long”, chờ xác minh sau.

Tại nhà Tổ có một câu liễn cổ, nguyên văn:

西

Phiên âm: 

Tọa hạ liên hoa, chiếm đoạn Tây hồ tam nguyệt cảnh

Bình trung dương liễu, phân lai nam hải nhất chi hương.

Càn Long cửu niên quý đông cát đán

Mộc ân đệ tử Tuy Phước tử kính phụng gom đá đặt ngồi quanh mình làm thính giả rồi giảng kinh cho đá nghe. Khi giảng đến chỗ rốt ráo của nghĩa lý thì đá đều gật đầu.

Minh Hải tức thiền sư Minh Hải Pháp Bảo, khai Tổ chùa Chúc Thánh ở Quảng Nam, biệt xuất bài kệ mở đầu bằng câu “Minh thiệt pháp toàn chương…” lập thành phái Chúc Thánh truyền ở Đàng Trong.

Thiệt Đăng tức thiền sư Thiệt Đăng Bảo Quang, khai Tổ chùa Giang Long, tiền thân chùa Sơn Long hiện nay.

Dịch nghĩa: 

Dưới tòa hoa sen, chiếm đứt Tây hồ cảnh xuân ba tháng,

Trong bình dương liễu, chia cho Nam hải hương ngát một cành.

Càn Long năm thứ 9 (1744), tháng Chạp ngày tốt

Tuy Phước tử là đệ tử từng chịu ơn Thầy, kính phụng.

Vị thầy được đệ tử cúng liễn vào năm 1744 là Thiền sư Thiệt Đăng Bảo Quang có niên đại sinh Kỷ Mão (1699), tịch Nhâm Dần (1782) khai sơn chùa Giang Long tiền thân chùa Sơn Long hiện nay. Còn đệ tử cúng liễn là người Trung Hoa, từng chịu ơn thầy cứu tử hoặc giáo hóa tại Quy Nhơn, sau về nước tạo liễn gởi sang cúng dường. Nửa sau vế sau câu liễn có những chữ “Phân lai Nam hải nhất chi hương”: Chia sang Nam hải một cành hương. Cho phép tôi đoán rằng liễn được gởi sang cúng vào dịp thầy khai sơn chùa Giang Long. Còn Tuy Phước tử là ai? Có thể hiểu người cúng liễn làm quan nhà Thanh được phong tước tử mỹ hiệu là Tuy Phước hoặc là người xuất từ một vọng tộc ở Mãn Châu có tên Tuy Phước. Lưu ý rằng vào thời điểm này (1744) hai chữ Tuy Phước chưa được dùng để đặt tên huyện. Phải đợi đến năm Minh Mạng thứ 13 (1832) huyện Tuy Viễn chia làm 2 là Tuy Viễn và Tuy Phước đều thuộc phủ An Nhơn, bấy giờ mới có địa danh Tuy Phước. Vậy “Tuy Phước tử” không phải “người ở huyện Tuy Phước” như có người lầm tưởng.

Cảnh quan chùa Sơn Long được mô tả từ đầu tới giờ do công xây dựng của vị trụ trì thứ 11 là Hòa thượng Bình Chánh vào năm 1958, quy mô còn tới ngày nay.

Phía Tây chùa là khu bảo tháp, nơi an nghỉ của lịch đại trụ trì chùa Sơn Long, từ Tổ khai sơn tịch năm 1781 đến Hòa thượng Bình Chánh tịch năm 1985. Ngoài ra còn có tháp người cùng môn phái Chúc Thánh là Thượng tọa Huyền Ấn trụ trì chùa Bích Liên, An Nhơn tịch tại chùa Minh Tịnh, Quy Nhơn vào năm 1988 nhập tháp tại đây.

Phía Tây khu bảo tháp có ba công trình nữa được đương kim trụ trì Thượng tọa Thích Đồng Đức xây dựng trong vòng mười năm nay. Đó là: Tượng đài Thích Ca, tượng đài Quan Âm và chùa Một Cột thờ Bồ tát Di Lặc.

Ba công trình mới làm nói trên đã tạo thêm mỹ quan cho chùa Sơn Long, khả dĩ hấp dẫn du khách hành hương và vãn cảnh.

Năm 2000, Thượng tọa đương kim trụ trì xây mới chánh điện 2 tầng và các dãy nhà đông tây…

 

 

Gần 300 năm lịch sử với 12 đời trụ trì, Tổ đình Sơn Long trải qua nhiều lần trùng tu kết hợp kiến trúc đông tây. Tổ đình là chứng tích lịch sử xứng đáng là chốn Tổ cho các thế hệ Tăng Ni thuộc Tổ Minh Hải, Thiệt Đăng quy về tu học, giữ gìn chốn Tổ. 

 

Tài liệu được tổng hợp từ các nguồn và cần thêm sự bổ sung tư liệu từ các bậc thức giả.

 

Tin cùng chuyên mục