Trang nghiêm Đại lễ tưởng niệm 710 năm Đức Vua Phật Hoàng Trần Nhân Tông nhập Niết bàn

Sáng nay, ngày 07/12, tại Hội trường Chùa Giáo Hội Tỉnh (141 Trần Cao Vân, Tp. Quy Nhơn, tỉnh Bình Định) Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Bình Định đã trang nghiêm tổ chức lễ tưởng niệm 710 năm ngày Đức vua Phật hoàng Trần Nhân Tông nhập Niết bàn (1308-2018).

 

Trong hình ảnh có thể có: một hoặc nhiều người, mọi người đang đứng, bầu trời và ngoài trời

 

Quang lâm chứng minh có HT. Thích Giác Trí, Thành viên HĐCM. GHPGVN, Chứng minh BTS. GHPGVN tỉnh Bình Định; HT. Thích Nguyên Phước, UVTT. HĐTS, Trưởng Ban Trị sự kiêm Trưởng Ban Tăng sự Phật giáo tỉnh; HT. Thích Viên Đạt, HT. Thích Như Quang đồng Chứng minh BTS tỉnh; HT. Thích Trí Giác, Phó Trưởng Ban Nghi Lễ Trung Ương cùng chư tôn giáo phẩm, chư tôn thiền đức Tăng Ni BTS GHPGVN tỉnh, BTS các huyện, thị xã, thành phố, các ban chuyên môn trực thuộc GHPGVN tỉnh, Ban Giám Hiệu trường TCPH tỉnh Bình Định, chư Tôn đức trú trì các tự viện cùng chư thiện tín Phật tử tham dự.

Về phía chính quyền có Bà Nguyễn Thị Đàng, Phó Chủ tịch UBMTTQVN tỉnh Bình Định; Ông Đào Văn Xuân, Phó Trưởng Ban Dân vận Tỉnh Ủy; Ông Hồ Quang Thơm, Trưởng Ban Tôn giáo tỉnh Bình Định; Ông Nguyễn Dũng, Phó Trưởng Phòng PA02 Công An Tỉnh cùng đại diện các ban ngành đoàn thể Tỉnh, Thành phố và địa phương.

 

Trong hình ảnh có thể có: 10 người, bao gồm Thích Đàm Mơ, Thiện Châu Thich và Quoc Van, mọi người đang đứng

 

Sau phần niệm Phật cầu gia bị, ĐĐ. Thích Đồng Thành, UV. HĐTS, Phó Trưởng Ban Thường trực BTS GHPGVN Tỉnh đã cung tuyên tiểu sử Đức Vua – Phật Hoàng Trần Nhân Tông: “Năm 21 tuổi (1279), Ngài được Trần Thánh Tông truyền ngôi, trị vì thiên hạ Đại Việt, lấy hiệu là Thiệu Bảo. Năm 1285, với tinh thần bảo vệ dân tộc, ngài đã lãnh đạo và chiến thắng cuộc xâm lăng Nguyên - Mông lần thứ nhất và lần thứ hai (1288). Đất nước thanh bình, dân chúng an cư lạc nghiệp, ngài đã củng cố triều đình, phủ dụ, đoàn kết toàn dân, xây dựng và phát triển đất nước trong thời hậu chiến. Năm 35 tuổi (1293), ngài nhường ngôi cho con là Trần Anh Tông và lên làm Thái Thượng Hoàng.

 

Trong hình ảnh có thể có: 2 người

 

Sau khi chinh phạt Ai Lao (1294), ngài trở về Hành cung Vũ Lâm - Ninh Bình, cầu Quốc sư Huệ Tuệ làm lễ xuất gia, tập sự tu hành tại đây một thời gian. Năm 1301, ngài hạ sơn, đi thăm hữu nghị đất nước Chiêm Thành và nghiên cứu về tôn giáo, tạo lập mối quan hệ hợp tác, hòa bình, hữu nghị với các nước lân bang, trở về chùa Phổ Minh phủ Thiên Trường giảng kinh, thuyết pháp, mở hội đại thí vô lượng cho nhân dân. Năm 1304, ngài chống gậy trúc dạo đi khắp nước Đại Việt, khuyến khích muôn dân giữ năm giới, tu hành Thập thiện, dẹp bỏ những nơi thờ cúng không đúng Chính pháp, loại bỏ những điều mê tín dị đoan… Ngài đến Bố Chánh - Quảng Bình lập am Tri Kiến và lưu lại đây một thời gian. Sau đó, được Vua Trần Anh Tông thỉnh vào nội cung để truyền giới Bồ-tát cho bá quan văn võ, quần thần.

Năm 1307, ngài truyền y bát lại cho thiền sư Pháp Loa, lên làm Sơ Tổ Trúc Lâm và Pháp Loa là Tổ thứ hai của Thiền phái Trúc Lâm. Trong thời gian đó, ngài thường lui tới chùa Báo Ân Siêu Loại, Sùng Nghiêm Hải Duơng, Vĩnh Nghiêm Lạng Giang, chùa Từ Lâm, Quỳnh Lâm Đông Triều để giảng kinh, thuyết pháp và chứng minh các lễ hội.

Ngài đã để lại cho đàn hậu học một số kinh sách, ngữ lục, tài liệu vô cùng quý báu như: Trần Nhân Tôn thi tập, Đại Hương Hải Ấn thi tập, Tăng Già Toái Sự, Thạch Thất Mỵ Ngữ, Trung hưng Thực Lục, Truyền Đăng Lục… Trước khi nhập diệt, ngài đã để lại bài kệ Pháp Thân Thường Trụ “Tất cả pháp không sanh. Tất cả pháp không diệt. Ai hiểu được như vầy. Thì chư Phật hiện tiền. Nào có đến có đi” (Nhất thiết pháp bất sanh. Nhất thiết pháp bất diệt. Nhược năng như thị giải. Chư Phật thường tại tiền. Hà khứ lai chi hữu).

Ngài xả báo an tường, thâu thần thị tịch ngày 1-11-Mậu Thân (1308). Thọ thế 51 năm tại am Ngọa Vân - Đông Triều - Quảng Ninh. Xá-lợi của ngài thờ ở Lăng Quý Đức phủ Long Hưng (Thái Bình) và chùa Vân Yên - Yên Tử (Quảng Ninh), lấy hiệu là Huệ Quang Kim tháp, dâng thánh hiệu: Đại Thánh Trần Triều, Trúc Lâm Đầu Đà, Tịnh Tuệ Giác Hoàng Điều Ngự Phật Tổ.”

 

Trong hình ảnh có thể có: 1 người, đang đứng

 

HT. Thích Nguyên Phước dâng lời tưởng niệm, tri ân công đức to lớn của Sơ Tổ thiền phái Trúc Lâm Yên Tử, thiền phái đầu tiên của Phật giáo Việt Nam: “Tăng Ni, Phật tử Việt Nam trong và ngoài nước, nhân dân Việt Nam, con cháu Tiên rồng, nhiều đời Trần Việt, Quảng Ninh, Thái Bình, Nam Định, Thừa Thiên Huế, Bình Định…, xin đốt nén Tâm hương ngũ phần, dâng lời tưởng niệm chân thành, tâm cảm ý giao, một lòng thành kính cúi đầu đảnh lễ Lịch đại Tổ Sư, phát nguyện phụng trì Phật pháp, phát huy chân lý Đạo nhà, giữ gìn Tổ ấn vàng son, làm rạng rỡ vang danh chốn Tổ huy hoàng tráng lệ, non sông gấm vóc thiên thành, một cõi vững bền muôn thuở; đồng thành kính nguyện thực hành: Giữ gìn tinh thần đoàn kết hòa hợp dân tộc, độc lập Tổ quốc; nêu cao tinh thần phóng khoáng, bao dung trong cộng đồng dân tộc và xã hội, đoàn kết các Tôn giáo, để cùng tồn tại và phát triển, thực hiện hữu hiệu phương châm “Tốt Đời đẹp Đạo”, duy trì truyền thống dân tộc, tự lực, tự cường, phát huy nội lực, đồng nhờ ngoại lực để phát huy Đạo giáo và đất nước phồn vinh, văn minh tiến bộ; tạo dựng một Cực lạc tại nhân gian trong lòng người, bằng triết lý Thiền là Sống, là Tâm Từ bi chan chứa mọi loài, trong kiếp hiện tại và mai sau của trần thế, thực hành Bồ tát đạo. Quả thực:

“Mãi mãi sáng ngời gương Phật Tổ

Ngàn sau còn chiếu rạng nét Tông phong”.

 

Trong hình ảnh có thể có: 1 người, văn bản

 

Phát biểu tại buổi lễ, Bà Nguyễn Thị Đàng đánh giá cao những thành tựu của Phật giáo tỉnh nhà; kêu gọi Tăng Ni, Phật tử đồng hành cùng các chương trình “Vì người nghèo”, bảo vệ môi trường, chương trình hành động “Người Việt Nam dùng hàng Việt Nam”.

Lễ tưởng niệm Đức Vua – Phật Hoàng Trần Nhân Tông, chư Tôn giáo phẩm lãnh đạo Giáo hội, lãnh đạo chính quyền đã đốt nén tâm hương chí thành dâng lên Đức Điều Ngự Giác Hoàng. Đại chúng thành tâm đảnh lễ, chí tâm hòa tụng Bát nhã Tâm kinh dâng lên Đức Sơ Tổ.

 

Trong hình ảnh có thể có: 6 người, mọi người đang đứng

 

 

Trong hình ảnh có thể có: 1 người

ĐĐ. Thích Nhuận Trí – Phó Trưởng Ban kiêm Chánh Thư ký BTS tỉnh đã phát biểu cảm tạ và khép lại buổi lễ tưởng niệm Đức Vua – Phật Hoàng Trần Nhân Tông.

 

Hình ảnh về buổi lễ: 

 

Trong hình ảnh có thể có: 17 người, bao gồm Bác Lâm, Tịnh Minh Chùa và Thích Đồng Thành, trong nhà

Chư Tôn giáo phẩm, chư Tôn đức

 

Trong hình ảnh có thể có: 18 người, bao gồm Hải Long Tự, Viên Chơn và Tịnh Minh Chùa, mọi người đang cười, mọi người đang đứng và trong nhà

 

Trong hình ảnh có thể có: 16 người, bao gồm Nhuận Thành Thích Nữ, đám cưới, đám đông và trong nhà

Chư Tôn đức Ni

 

Trong hình ảnh có thể có: 1 người, đang đứng và hoa

ĐĐ. Thích Quảng Thái - Phó Thư ký kiêm Chánh Văn Phòng BTS tỉnh dẫn chương trình

 

Trong hình ảnh có thể có: 13 người, bao gồm Trung Nhan và Nhuận Thành Thích Nữ, mọi người đang ngồi, bàn và trong nhà

Quan khách chính quyền tham dự

 

Trong hình ảnh có thể có: một hoặc nhiều người

 

Trong hình ảnh có thể có: 21 người, ngoài trời

Tăng Ni sinh trường TCPH tỉnh Bình Định tham dự

 

Trong hình ảnh có thể có: một hoặc nhiều người và trong nhà

 

Trong hình ảnh có thể có: Tịnh Minh Chùa, đang đứng và trong nhà

 

Trong hình ảnh có thể có: 17 người, bao gồm Người Qua Đường, mọi người đang đứng và trong nhà

 

Trong hình ảnh có thể có: 13 người, bao gồm Trong Nguyên, Lê Ngọc và Thích Quang Thành, mọi người đang đứng và trong nhà

 

Trong hình ảnh có thể có: 15 người, bao gồm Giác Minh Luật, mọi người đang đứng và trong nhà

 

Trong hình ảnh có thể có: 1 người, đang đứng

 

Trong hình ảnh có thể có: 8 người, mọi người đang cười, mọi người đang đứng

 

Trong hình ảnh có thể có: 1 người

 

Trong hình ảnh có thể có: 13 người, bao gồm Trong Nguyên và Lê Ngọc, mọi người đang đứng và trong nhà

 

Trong hình ảnh có thể có: một hoặc nhiều người, mọi người đang đứng và ngoài trời

 

Trong hình ảnh có thể có: bầu trời và ngoài trời

 

Ban TTTT tỉnh

Tin cùng chuyên mục