GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM TỈNH BÌNH ĐỊNH

Nhiệm vụ của truyền thông Phật giáo

Trong hai ngày 1 và 2 tháng 11 năm 2019, Ban Thông tin truyền thông trung ương và Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Long An đã tổ chức khoá bồi dưỡng kỹ năng lãnh đạo, quản lý thông tin truyền thông Phật giáo toàn quốc năm 2019 tại chùa Thiên Châu, tỉnh Long An. Ngoài các nghi lễ truyền thống Phật giáo như khai mạc, bế mạc, các học viên được lắng nghe những lời phát biểu từ đại diện cơ quan nhà nước là Ban tôn giáo chính phủ, chính quyền địa phương và học các nội dung chuyên môn do các nhà quản lý, nhà báo có kinh nghiệm truyền đạt. Bốn chuyên đề được trình bày trong khoá học là Tăng, Ni với việc chấp hành pháp luật trong lĩnh vực thông tin truyền thông do TS Bùi Hữu Dược vụ trưởng vụ Phật giáo trình bày, Cần chuyên nghiệp hoá trong truyền thông Phật giáo do nhà báo TS Trần Bá Dung trưởng ban nghiệp vụ hội nhà báo Việt Nam trình bày, Thông tin, dư luận về một số vấn đề về Phật giáo, Giáo hội và Tăng, Ni trên mạng internet: Góc nhìn từ công tác quản lý và truyền thông trong thời đại 4.0 do nhà báo Nguyễn Thanh Lâm cục trưởng cục phát thanh truyền hình và thông tin điện tử Bộ Thông tin và truyền thông trình bày, và Xử lý thông tin, công tác phát ngôn và định hướng truyền thông Phật giáo do nhà báo Lê Nghiêm nguyên cục trưởng cục thông tin đối ngoại, Bộ thông tin và truyền thông trình bày. 

 

Trong hình ảnh có thể có: 31 người, bao gồm Chùa Minh Tịnh và Hongke Nguyen, mọi người đang cười, mọi người đang đứng

 

 

Trong hình ảnh có thể có: 5 người, bao gồm Hongke Nguyen và Chùa Minh Tịnh, mọi người đang đứng

 

Qua các chuyên đề, nhiều nội dung được truyền tải đến các học viên. Bài viết ghi lại một vài nội dung trọng tâm để tham khảo.

1. Nhiệm vụ của truyền thông Phật giáo

Nhiệm vụ của truyền thông Phật giáo là tuyên truyền chủ trương, chính sách về Phật giáo; tuyền truyền đạo đức Phật giáo trong quần chúng; phổ biến giáo lý Phật giáo để quần chúng hiểu đúng về Phật giáo; xử lý khi có khủng hoảng truyền thông

2. Các kỹ năng thực hiện

Người làm công tác truyền thông phải có kiến thức, cập nhật thông tin liên tục, biết các vấn đề người đọc đang quan tâm, sử dụng mạng xã hội hiệu quả, sử dụng các công cụ đa phương tiện, thu hút được nhiều người cùng tham gia, làm cho mọi người đều có thể tiếp cận thông tin xuất bản, biết lưu trữ thông tin ..

3. Khủng hoảng truyền thông Phật giáo

Khủng hoảng truyền thông Phật giáo được nhận biết khi Phật giáo trở thành tâm điểm của công chúng không mong muốn. Các thông tin về Phật giáo lan nhanh, bất ngờ, bất lợi cho Phật giáo. Có những phát ngôn về Phật giáo gây sốc. Số lượng tin bài, ảnh về Phật giáo tăng đột biến. Có nhiều suy diễn thiếu căn cứ tấn công Phật giáo. Phật giáo chậm lên tiếng hay phát ngôn giải thích chưa thuyết phục.

4. Các vấn đề đưa đến khủng hoảng

Các vấn đề đưa đến khủng hoảng liên quan đến hoạt động tín ngưỡng không đúng, cúng sao hạn, cầu tài lộc, tài chánh, đạo đức, các khu du lịch tâm linh bị gán cho là của Phật giáo

5. Các phương pháp xử lý

Xử lý khủng hoảng tiêu cực cần nhiều giải pháp. Một số cách thường được sử dụng như im lặng phớt lờ; kiểm tra xác minh để kết luận vấn đề đúng sai để chấn chỉnh hay đề nghị cơ quan chủ quản xử lý (tổng biên tập, Bộ Thông tin truyền thông…); báo cáo cơ quan nhà nước xử lý; cử người đại diện giải quyết; ra thông cáo báo chí để phủ nhận những tin sai; đưa nhiều tin tốt thay thế nhằm hướng quần chúng đến cái đẹp, cái thiện. 

Tuỳ theo vấn đề khủng hoảng, các giải pháp thích hợp được đưa ra để xử lý. Tuy nhiên, giải quyết vấn đề khủng hoảng nào cũng phải xác định đầu mối, đối tượng và cần có sự thống nhất trong cách xử lý như có tổ chức đại diện phát ngôn nhứt quán, tránh mỗi người mỗi ý.

Ban TTTT

{{Lang.comments}} Facebook

Lên đầu trang