GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM TỈNH BÌNH ĐỊNH

Tổng quát từ Đại hội Phật giáo toàn quốc lần thứ I đến VIII

1. Đại hội Đại biểu Phật giáo toàn quốc lần thứ I, nhiệm kỳ 1981-1987

Đại hội diễn ra từ ngày 04.11-07.11.1981 tại Hội trường chùa Quán Sứ (số 73 phố Quán Sứ, Hoàn Kiếm, Hà nội) có 165 đại biểu của 9 tổ chức, hệ phái.

Mục tiêu của Đại hội là thống nhất 9 tổ chức Phật giáo, hệ phái (Hội Phật giáo Thống nhất Việt Nam, Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, Giáo hội Phật giáo Cổ truyền Việt Nam, Ban Liên lạc Phật giáo Yêu nước TP Hồ Chí Minh, Giáo hội Tăng già Nguyên thủy Việt Nam, Hội Sư sãi Yêu nước miền Tây Nam Bộ, Giáo hội Tăng già Khất sĩ Việt Nam, Giáo hội Phật giáo Thiên Thai giáo Quán tông, Hội Phật học Nam Việt).

Đại hội suy tôn Hòa thượng Thích Đức Nhuận (1897-1993) vào ngôi vị Pháp chủ, 7 vị Ban thường trực và 50 thành viên Hội đồng chứng minh.

Đại hội suy cử Hòa thượng Thích Trí Thủ (1909-1984) làm Chủ tịch, 24 vị Thường trực, 49 thành viên Hội đồng Trị sự.

Có 6 Ban thuộc Hội đồng Trị sự gồm Ban Tăng sự, Ban Giáo dục Tăng Ni, Ban Hướng dẫn nam nữ Phật tử, Ban Hoằng pháp, Ban Nghi lễ, Ban Văn hóa.

Đại hội thông qua Hiến chương GHPGVN gồm: Lời nói đầu, 11 chương và 46 điều.

2. Đại hội Đại biểu Phật giáo Toàn quốc nhiệm kỳ II, nhiệm kỳ 1987-1992

Đại hội diễn ra từ ngày 28-29.1987 tại Cung văn hóa Hữu nghị Việt Xô (số 91 Trần Hưng Đạo, Hoàn Kiếm, Hà nội), có 200 đại biểu.

Mục tiêu của Đại hội là hướng tới sự hòa bình và phát triển về giá trị con người.

Hòa thượng Thích Đức Nhuận (1897-1993) là Pháp chủ, 7 vị Ban thường trực và 37 thành viên Hội đồng chứng minh.

Đại hội suy cử Hòa thượng Thích Trí Tịnh (1917-2014) làm Chủ tịch, 25 vị Thường trực, 60 thành viên Hội đồng Trị sự

Có 8 Ban ngành thuộc Hội đồng Trị sự là 6 Ban cũ thêm 2 ban mới Ban Kinh tế tự túc nhà chùa – Từ thiện xã hội và Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam.

 Lúc này cả nước có 29 tỉnh, thành hội Phật giáo.

3. Đại hội Đại biểu Phật giáo Toàn quốc lần thứ III, nhiệm kỳ 1992-1997

Đại hội diễn ra từ ngày 03-04.11.1992 tại Cung văn hóa Hữu nghị Việt Xô (số 91 Trần Hưng Đạo, Hoàn Kiếm, Hà nội) có 250 đại biểu.

Mục tiêu của Đại hội là phát huy truyền thống đoàn kết của các bộ phái trong Phật giáo, thống nhất hành động xung quanh phương châm “Đạo pháp – dân tộc – chủ nghĩa xã hội”.

Đại hội suy tôn Hòa thượng Thích Tâm Tịch (1915-2005) vào ngôi vị Pháp chủ, 6 vị Ban thường trực và 33 thành viên Hội đồng chứng minh.

Nhiệm kỳ III, Giáo hội có 10 ban, ngành; ngoài 8 ban, ngành cũ,

Đại hội suy cử Hòa thượng Thích Trí Tịnh (1917-2014) làm Chủ tịch, 29 vị Thường trực, 70 thành viên Hội đồng Trị sự.

Có 10 Ban ngành thuộc Hội đồng Trị sự gồm 8 ban cũ, tách Ban Kinh tế tự túc nhà chùa – Từ thiện xã hội thành Ban Kinh tế Tài chính và Ban Từ thiện xã hội, thành lập 1 ban mới là Ban Phật giáo Quốc tế.

Lúc này cả nước có 40 tỉnh, thành hội Phật giáo.

4. Đại hội Đại biểu Phật giáo Toàn quốc lần thứ IV, nhiệm kỳ 1997- 2002

Đại hội diễn ra từ ngày 22-23.11.1997 tại Cung văn hóa Hữu nghị Việt Xô (số 91 Trần Hưng Đạo, Hoàn Kiếm, Hà nội) có 300 đại biểu.

Mục tiêu của Đại hội là tăng cường hiệu năng quản lý, đạo đức kỷ cương sinh hoạt đoàn kết và hòa hợp của tăng ni, tự viện, góp phần trưởng dưỡng đạo tâm, trang nghiêm Giáo hội.

Hòa thượng Thích Tâm Tịch (1915-2005) là Pháp chủ, 6 vị Ban thường trực và 60 thành viên Hội đồng chứng minh.

Đại hội suy cử Hòa thượng Thích Trí Tịnh (1917-2014) làm Chủ tịch, 34 vị Thường trực, 94 thành viên Hội đồng Trị sự

Có 10 Ban ngành thuộc Hội đồng Trị sự.

Lúc này cả nước có 49 tỉnh, thành hội Phật giáo.

5. Đại hội Đại biểu Phật giáo toàn quốc lần thứ V, nhiệm kỳ 2002 – 2007

Đại hội diễn ra từ ngày 4-5.12.2002 tại Cung văn hóa Hữu nghị Việt Xô (số 91 Trần Hưng Đạo, Hoàn Kiếm, Hà nội) có 500 đại biểu.

Mục tiêu của Đại hội là tiếp tục xây dựng phát triển Giáo hội trên tinh thần đoàn kết, nhất trí vì Đạo pháp, dân tộc và Chủ nghĩa xã hội.

Hòa thượng Thích Tâm Tịch (1915-2005) là Pháp chủ, 6 vị Ban thường trực và 60 thành viên Hội đồng chứng minh.

Đại hội suy cử Hòa thượng Thích Trí Tịnh (1917-2014) làm Chủ tịch, 34 vị Thường trực, 95 thành viên chính thức, 24 thành viên dự khuyết Hội đồng Trị sự.

Có 10 Ban ngành thuộc Hội đồng Trị sự.

Lúc này cả nước có 52 tỉnh, thành hội Phật giáo.

6. Đại hội Đại biểu Phật giáo Toàn quốc lần thứ VI nhiệm kỳ 2007- 2012

Đại hội diễn ra từ ngày 11-14.12.2007 tại Cung văn hóa Hữu nghị Việt Xô (số 91 Trần Hưng Đạo, Hoàn Kiếm, Hà Nội) có 800 đại biểu.

Mục tiêu của Đại hội là Đoàn kết hòa hợp, trưởng dưỡng đạo tâm, trang nghiêm Giáo hội, Tăng ni Phật tử Việt Nam góp phần vào sự phát triển của Giáo hội.

Đại hội suy tôn Hòa thượng Thích Phổ Tuệ (1917-2021) vào ngôi vị Pháp chủ, 12 vị Ban thường trực và 97 thành viên Hội đồng chứng minh.

Đại hội suy cử Hòa thượng Thích Trí Tịnh (1917-2014) làm Chủ tịch, 45 vị Thường trực, 147 thành viên chính thức, 48 thành viên dự khuyết Hội đồng Trị sự.

Có 10 Ban ngành thuộc Hội đồng Trị sự.

Lần đầu tiên, Đạo kỳ và Đạo ca được đưa vào Hiến chương GHPGVN; thêm quy định về Ban Đại diện Phật giáo cấp quận, huyện.

Lúc này cả nước có 58 tỉnh, thành hội Phật giáo.

7. Đại hội Đại biểu Phật giáo Toàn quốc lần thứ VII, nhiệm kỳ 2012 – 2017

Đại hội lần thứ năm diễn ra từ ngày 21-24.11.2012 tại Cung văn hóa Hữu nghị Việt Xô (số 91 Trần Hưng Đạo, Hoàn Kiếm, Hà Nội) có 900 (hay1000?, hay 1104?) đại biểu.

Mục tiêu của Đại hội là Đoàn kết và Trí Tuệ

Hòa thượng Thích Phổ Tuệ (1917-2021) là Pháp chủ, 24 vị Ban thường trực và 89 thành viên Hội đồng chứng minh.

Đại hội suy cử Hòa thượng Thích Trí Tịnh (1917-2014) làm Chủ tịch, 61 vị Thường trực, 199 thành viên chính thức, 66 thành viên dự khuyết Hội đồng Trị sự.

Có 13 Ban ngành thuộc Hội đồng Trị sự.

Lúc này cả nước có 61 tỉnh, thành hội Phật giáo.

8. Đại hội Đại biểu Phật giáo toàn quốc lần thứ VIII, nhiệm kỳ 2017 – 2022

Đại hội diễn ra từ ngày 19-22.11.2017 tại Cung văn hóa Hữu nghị Việt Xô (số 91 Trần Hưng Đạo, Hoàn Kiếm, Hà Nội) có 1250 hay 1111? đại biểu.

Mục tiêu của Đại hội là “Trí Tuệ - Kỹ cương – Hội nhập – Phát triển”

Hòa thượng Thích Phổ Tuệ (1917-2021) là Pháp chủ, 27 vị Ban thường trực và 96 thành viên Hội đồng chứng minh.

Đại hội suy cử Hòa thượng Thích Thiện Nhơn làm Chủ tịch, 61 vị Thường trực, 225 thành viên chính thức, 45 thành viên dự khuyết Hội đồng Trị sự.

Có 13 Ban ngành thuộc Hội đồng Trị sự.

Lúc này cả nước có 63 tỉnh, thành hội Phật giáo.

 

Lên đầu trang