08/06/2020 12:PM
LTN: HT Thích Phước Sơn sinh ra tại đất Bình Định. Ngài là bậc mô phạm, là tấm gương sáng về phạm hạnh, về giáo dục, về nghiên cứu, về giản dị...Trang nhà xin đăng tiểu sử của Hoà thượng để chư tôn đức và quý Phật tử liễu tri và cũng để tôn kính tri ân người con Bình Định đã làm rạng danh cho Phật giáo giai đoạn hiện tại.
1. Thân thế:
Trưởng lão Hòa thượng Thích Phước Sơn, thế danh Đặng Thành Công, sinh ngày mồng hai, tháng tám, năm Mậu Dần, tức ngày 25-9-1938, trong một gia đình thâm tín ngôi Tam bảo, tại làng Xuân Quang, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định. Thân phụ là cụ ông Đặng Uẩn, thân mẫu là cụ bà Đào Thị Thước.
2. Thời kỳ xuất gia tu học:
Vốn có túc duyên Phật pháp, năm 20 tuổi, nhân ngày lễ vía Bồ-tát Quan Âm, ngày 19 tháng 9 năm Mậu Tuất, PL.2502 (1958), Hòa thượng được cố Trưởng lão Hòa thượng Thích Trí Thủ, đương kim Giám viện Phật Học viện Trung phần bấy giờ, thế phát xuất gia tu học và được ban cho pháp danh Nguyên Hùng tại Phật học viện Hải Đức - Nha Trang.
Sau bốn năm tinh cần học đạo, vào năm 1962, Hòa thượng được Bổn sư truyền thọ giới Sa-di, với Pháp tự là Phước Sơn. Sau khi tốt nghiệp tú tài toàn phần vào năm 1964, theo lời chỉ dạy của Hòa thượng Bổn sư, Hòa thượng vào trú xứ Quảng Hương Già Lam để theo học chương trình Cử nhân Phật học tại Viện Đại học Vạn Hạnh, Cử nhân Hán Nôm, và tín chỉ Triết học Phương Đông tại Đại học Văn Khoa - Sài Gòn. Bằng sự nhiệt tâm tinh cần, nỗ lực hết mình, đến năm 1968, Hòa thượng hoàn tất các chương trình theo học, đã nhận văn bằng tốt nghiệp Cử nhân Phật học và Hán Nôm, cùng với các tín chỉ triết học phương Đông thời đó.
HT.Thích Phước Sơn với HT.Thích Minh Châu, HT.Thích Thiện Châu, HT.Thích Giác Toàn, HT.Thích Chơn Thiện tại cơ sở thiền viện Vạn Hạnh cũ - Ảnh tư liệu Báo Giác Ngộ
3. Thời kỳ hành đạo:
Với chí nguyện tiếp dẫn hậu lai, báo Phật ân đức, được sự cho phép của Hòa thượng Bổn sư, mùa hè năm 1968, Hòa thượng trở về Phật học viện Hải Đức - Nha Trang, đảm nhận chức vụ Hiệu trưởng trường Trung học Bồ Đề Nha Trang, điều hành công việc giáo dục Tăng Ni và con em Phật tử xứ mà Hòa thượng từng xuất gia tu học. Tại đây, năm 1973, Hòa thượng thọ Cụ túc giới, và được Hòa thượng Bổn sư ban cho Pháp hiệu Thuận Tịnh.
Đến năm 1974, theo sự điều động của Tổng vụ Giáo dục Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, Hòa thượng trở lại Sài Gòn, ở tại chùa Thiên Quốc, Đào Duy Từ, quận Phú Nhuận, để làm trợ giảng môn Trung Bộ kinh cho Cố Hòa Thượng Viện trưởng Thích Minh Châu tại Đại học Vạn Hạnh.
Đến năm 1974, theo sự điều động của Tổng vụ Giáo dục Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, Hòa thượng trở lại Sài Gòn, ở tại chùa Thiên Quốc, Đào Duy Từ, quận Phú Nhuận, để làm trợ giảng môn Trung Bộ kinh cho Cố Hòa Thượng Viện trưởng Thích Minh Châu tại Đại học Vạn Hạnh.
Sau ngày đất nước thống nhất, vào năm 1976, Hòa thượng về thiền viện Vạn Hạnh, phụ giúp Hòa thượng Minh Châu trong các Phật sự, nghiên cứu, dịch thuật và giảng dạy Tăng Ni Phật tử tại thiền viện. Trong vai trò Giám luật, Hòa thượng thường giáo giới cho chư tăng Thiền viện thực hành đời sống phạm hạnh, nhất là qua các mùa An cư kiết hạ.
Năm 1984, Giáo hội Phật Giáo Việt Nam thành lập Trường Cao cấp Phật học Việt Nam Cơ sở II, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Hòa thượng đã tham gia giảng dạy bộ môn Hán văn, Luật học cho Tăng Ni sinh từ buổi đầu thành lập trường từ khóa I đến khóa V. Từ 2004 đến 2016, Hòa thượng đã đảm nhiệm thêm việc giảng dạy lớp Phiên dịch của Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam.
Năm 1984, Giáo hội Phật Giáo Việt Nam thành lập Trường Cao cấp Phật học Việt Nam Cơ sở II, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Hòa thượng đã tham gia giảng dạy bộ môn Hán văn, Luật học cho Tăng Ni sinh từ buổi đầu thành lập trường từ khóa I đến khóa V. Từ 2004 đến 2016, Hòa thượng đã đảm nhiệm thêm việc giảng dạy lớp Phiên dịch của Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam.
Bên cạnh đó, Hòa thượng còn một trong những vị giáo phẩm cố vấn cho Chương trình Phật học hàm thụ do Báo Giác Ngộ phối hợp với Ban Hoằng pháp T.Ư GHPGVN tổ chức, tiền thân của Khoa Đào tạo từ xa của Học viện Phật giáo VN tại TP.HCM ngày nay.
Năm 1993 Hòa thượng đảm nhiệm chức vụ Trưởng ban Ban Phật giáo Việt Nam trực thuộc Viên Nghiên cứu Phật học Việt Nam, sau đó được bổ nhiệm chức vụ Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam từ nhiệm kỳ VII (2012 - 2017). Đại hội đại biểu Phật giáo toàn quốc nhiệm kỳ VIII (2017-2022), Hòa thượng được Giáo hội cung cử vào Ban Chứng minh Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam.
Năm 1993 Hòa thượng đảm nhiệm chức vụ Trưởng ban Ban Phật giáo Việt Nam trực thuộc Viên Nghiên cứu Phật học Việt Nam, sau đó được bổ nhiệm chức vụ Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam từ nhiệm kỳ VII (2012 - 2017). Đại hội đại biểu Phật giáo toàn quốc nhiệm kỳ VIII (2017-2022), Hòa thượng được Giáo hội cung cử vào Ban Chứng minh Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam.
HT.Thích Phước Sơn cùng chư tôn đức, nhân sĩ trí thức tại lễ khai giảng khóa V Học viện Phật giáo VN tại TP.HCM - Ảnh: Võ Văn Tường
4. Phiên dịch kinh điển và trước tác:
Cùng với các Phật sự, dấu ấn lớn nhất trong cuộc đời của Hòa thượng là dành nhiều thì giờ cho việc nghiên cứu, phiên dịch nhiều bộ luận, dịch thuật và tác giả nhiều công trình khảo cứu giá trị Phật học để lại cho hàng hậu học, bao gồm:
Dịch phẩm:
1. Tam Tổ thực lục (1995).
2. Phương pháp khoa học của Duy thức (dịch, 2000).
3. Truyện cổ sự tích cứu vật phóng sinh (dịch, 2001).
4. Luật Ma-ha Tăng-kỳ (dịch, 4 tập, 2003).
5. Ấn Độ Phật giáo nguyên lưu giảng lược (dịch, 2008).
6. Lịch sử phiên dịch Hán tạng (dịch, 2008).
7. Sắc tu Bách Trượng thanh quy (đồng dịch giả, 2 tập, 2008).
8. Lịch sử biên tập Thánh điển Phật giáo Nguyên thủy (đồng dịch giả, 2 tập, 2015),
9. Tu tập Chỉ Quán tọa thiền pháp yếu (dịch, 2012).
2. Phương pháp khoa học của Duy thức (dịch, 2000).
3. Truyện cổ sự tích cứu vật phóng sinh (dịch, 2001).
4. Luật Ma-ha Tăng-kỳ (dịch, 4 tập, 2003).
5. Ấn Độ Phật giáo nguyên lưu giảng lược (dịch, 2008).
6. Lịch sử phiên dịch Hán tạng (dịch, 2008).
7. Sắc tu Bách Trượng thanh quy (đồng dịch giả, 2 tập, 2008).
8. Lịch sử biên tập Thánh điển Phật giáo Nguyên thủy (đồng dịch giả, 2 tập, 2015),
9. Tu tập Chỉ Quán tọa thiền pháp yếu (dịch, 2012).
Trước tác biên soạn:
1. Thơ thiền Việt Nam (2002).
2. Giải trình ý nghĩa Vu lan (2004).
3. Luật học tinh yếu (2006),
4. Một số vấn đề về Giới luật (2006).
5. Thanh tịnh đạo luận toát yếu (2006).
6. Phật học khái yếu (2010).
7. Tính chất trí tuệ và nhân bản của đạo Phật (2013).
2. Giải trình ý nghĩa Vu lan (2004).
3. Luật học tinh yếu (2006),
4. Một số vấn đề về Giới luật (2006).
5. Thanh tịnh đạo luận toát yếu (2006).
6. Phật học khái yếu (2010).
7. Tính chất trí tuệ và nhân bản của đạo Phật (2013).
Cùng nhiều bài viết nghiên cứu Phật học, văn hóa dân tộc xuất bản trên Tập văn Ban Văn hóa GHPGVN, Báo Giác Ngộ, Kiến thức ngày nay từ thập niên 90 của thế kỷ XX, các tạp chí, kỷ yếu hội thảo trong và ngoài nước.
Suốt chặng đường sáu mươi hai năm phụng sự Đạo pháp, Hòa thượng luôn tâm niệm thực thi hành trì giới luật nghiêm mật, làm sáng tỏ ngọn đèn Chánh pháp, và tiếp dẫn hậu lai. Nhiều thế hệ Tăng Ni được Hòa thượng giáo dưỡng, nay đã trưởng thành và kế thừa mạng mạch Phật pháp, đảm nhiệm các trọng trách giáo dục và đào tạo Tăng Ni tại Học viện Phật giáo Việt Nam cũng như tại các trường Cao đẳng, Trung cấp Phật học các tỉnh thành. Những ai có duyên được thân cận Hòa thượng, đều cảm nhận được cái khí vị thanh giản nhưng cẩn mật, nghiêm túc mà khiêm cung tỏa ra từ phong cách ứng xử của bậc chân tu nghiêm trì giới luật.
HT.Thích Phước Sơn trong một hoạt động văn hóa tại thiền viện Vạn Hạnh - Ảnh: Võ Văn Tường
5. Những ngày tháng cuối đời:
Sau bao nhiêu năm tinh cần tu học, tịnh giới trang nghiêm và thể nhập Phật tuệ vào đời, theo thời gian, tự thân thấy tứ đại bất an, nhưng không để sự già bịnh làm hệ lụy, thì giờ còn lại, Hòa thượng hằng chánh niệm, lắng tâm nghe pháp âm của Thế Tôn, được thị giả tuyên đọc hằng ngày qua các bài kinh Trung bộ mà Hòa thượng tâm đắc.
Duyên đã mãn, Phật sự đã viên thành, vào ngày 16 tháng 04 nhuận, năm Canh Tý, PL.2563 (7-6-2020), vào lúc 2 giờ 56 phút, giữa âm thanh nhẹ nhàng chuyển vận lời kinh Đại Phương Quảng của Trung bộ, trong căn phòng yên tĩnh của Tăng xá thiền viện Vạn Hạnh, Hòa thượng chánh niệm xả báo thân, thuận tịch theo ánh sáng chánh pháp vô trước của Phật-đà, trụ thế 84 năm, với 47 hạ lạp.
Thể theo tâm nguyện của Trưởng lão Hòa thượng về tang lễ cuối đời, môn đồ đệ tử đã tuân thủ di huấn của ngài, thu xá lợi về nhập tháp phụng thờ tại Tam bảo tháp, Quảng Hương Già Lam, nơi bổn sư Hòa thượng khai kiến.
Suốt cả cuộc đời, từ khi xuất gia hành đạo cho đến ngày viên tịch, Hòa thượng là một tấm gương sáng ngời về phạm hạnh, là người thầy mô phạm hoằng pháp cho Tăng Ni và Phật tử noi theo. Giờ đây, sắc thân của ngài không còn nữa, nhưng đạo hạnh và sự nghiệp giáo dục của Hòa thượng mãi mãi còn để lại hương thơm trong lòng môn đồ pháp quyến và Tăng Ni Phật tử Việt Nam.
Di huấn của Trưởng lão Hòa thượng
Nam-mô tân viên tịch tự Lâm Tế chánh tông tứ thập tứ thế húy thượng Nguyên hạ Hùng, tự Phước Sơn, hiệu Thuận Tịnh Trưởng lão Hòa thượng Giác linh.
(HT.Thích Nguyên Giác phụng soạn)/